Cấu trúc danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế từ 01/01/2025.

Ngày 16/11/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 37/2024/TT-BYT quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Cấu trúc danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế từ 01/01/2025

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 37/2024/TT-BYT thì cấu trúc danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế như sau:

– Thuốc được sắp xếp vào các nhóm theo tác dụng điều trị. Thuốc được xếp vào một nhóm nhưng được sử dụng để điều trị bệnh thuộc nhóm khác theo chỉ định phù hợp.

– Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được phân thành 04 (bốn) cột, cụ thể như sau:

+ Cột 1: Ghi số thứ tự của thuốc trong danh mục;

+ Cột 2: Ghi tên thuốc. Các thuốc được sắp xếp theo các nhóm lớn, theo mã ATC (giải phẫu, điều trị, hóa học);

+ Cột 3: Ghi đường dùng của thuốc theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 37/2024/TT-BYT cụ thể:

++ Uống bao gồm các thuốc uống, nhai, ngậm;

++ Tiêm bao gồm các thuốc tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền, truyền tĩnh mạch, tiêm vào ổ khớp, tiêm nội nhãn cầu, tiêm trong dịch kính của mắt, tiêm hoặc truyền vào các khoang của cơ thể;

++ Dùng ngoài bao gồm các thuốc bôi ngoài da, xoa ngoài da, dán ngoài da, xịt ngoài da, thuốc rửa, bôi vào niêm mạc, súc miệng;

++ Đặt bao gồm các thuốc đặt âm đạo, đặt hậu môn, thụt hậu môn hoặc trực tràng, đặt dưới lưỡi, đặt niệu đạo, đặt trong má, đặt hoặc cấy dưới da;

++ Hô hấp bao gồm các thuốc phun mù, dạng hít (dung dịch, hỗn dịch, bột dùng để hít), khí dung, xịt họng, bơm nội khí quản;

++ Nhỏ mắt bao gồm các thuốc nhỏ mắt, tra mắt. Nhỏ tai bao gồm các thuốc nhỏ tai. Nhỏ mũi bao gồm thuốc nhỏ mũi, xịt mũi;

++ Đường dùng khác được ghi cụ thể đối với một số thuốc có đường dùng, cách sử dụng đặc biệt, khác với các đường dùng nêu trên.

+ Cột 4: Ghi chú về quy định tỷ lệ thanh toán, điều kiện thanh toán của thuốc trong trường hợp cần quy định, bao gồm tỷ lệ thanh toán cụ thể của thuốc, điều kiện về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc yêu cầu chuyên môn về sử dụng thuốc.

– Danh mục thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được phân thành 05 (năm) cột, cụ thể như sau:

+ Cột 1: Ghi số thứ tự của thuốc trong danh mục;

+ Cột 2: Ghi tên thuốc;

+ Cột 3: Ghi đường dùng của thuốc;

+ Cột 4: Ghi dạng bào chế của thuốc;

+ Cột 5: Ghi đơn vị sử dụng của thuốc.

Thuốc phóng xạ và chất đánh dấu chỉ được sử dụng và thanh toán bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện việc chẩn đoán, điều trị bằng phóng xạ và chất đánh dấu.

– Trường hợp cần thiết có thể ban hành danh mục thuốc riêng cho nhóm thuốc, hình thức khám bệnh, chữa bệnh, loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cấu trúc phù hợp.

Lưu ý: Không áp dụng quy định tại Điều 7 Thông tư 37/2024/TT-BYT trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho đến khi Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành văn bản mới về Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế. (Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 37/2024/TT-BYT)

Xem thêm Thông tư 37/2024/TT-BYT có hiệu lực từ 01/01/2025.

Đọc bài gốc tại đây.

3 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x