EU bước vào cuộc chiến xe điện với Trung Quốc
EU bước vào cuộc chiến xe điện với Trung Quốc. Liên minh châu Âu đã khai hỏa loạt đạn đầu tiên trong cuộc chiến thương mại tiềm tàng với
EU bước vào cuộc chiến xe điện với Trung Quốc. Liên minh châu Âu đã khai hỏa loạt đạn đầu tiên trong cuộc chiến thương mại tiềm tàng với Trung Quốc về xe điện, thông báo sẽ tiến hành một cuộc điều tra về các khoản trợ cấp công của Bắc Kinh cho lĩnh vực này.
“Thị trường toàn cầu hiện giờ đang tràn ngập xe điện Trung Quốc giá rẻ. Và giá của chúng đang bị cố tình giữ ở mức thấp. Bởi những khoản trợ giá khổng lồ của nhà nước. Điều này đang bóp méo thị trường của chúng ta,” Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen nói hôm thứ Tư.
Cuộc điều tra trên, có thể kéo dài tới 13 tháng, sẽ cân nhắc xem liệu EU có cần tăng thuế áp lên các loại xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc cao hơn với mức thuế tiêu chuẩn 10% cho xe hơi nhập khẩu hay không.
Cuộc điều tra này sẽ mở rộng đến không chỉ các hãng xe hơi Trung Quốc như BYD và Xpeng, những công ty mà giá cổ phiếu của họ đã tụt dốc khi phản ứng trước thông báo trên, mà còn cả các thương hiệu nước ngoài nhưng sản xuất ở Trung Quốc, bao gồm Tesla.
Bài học điện mặt trời
Trong bài phát biểu “Thông điệp Liên minh” thường niên của mình trước Nghị viện Châu Âu. Bà von der Leyen nói. Brussels muốn ngăn chặn ngành công nghiệp xe điện Châu Âu phải chịu chung số phận với
ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của khối này.
“Chúng ta vẫn chưa quên những hành vi thương mại bất công của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp điện mặt trời của chúng ta như thế nào,” bà ta nói.
“Rất nhiều doanh nghiệp non trẻ đã bị loại khỏi cuộc chơi. Bởi các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc được trợ giá quyết liệt. Những công ty đóng vai trò tiên phong đã phải nộp đơn phá sản. Những tài năng
đầy hứa hẹn phải đi tìm cơ hội ở nước ngoài.”
Không còn cạnh tranh toàn cầu
EU đã áp thuế lên các nhà sản xuất tấm pin điện mặt trời Trung Quốc vào năm 2012. Tuy nhiên cuối cùng đã lùi bước. Bởi ngành công nghiệp này của chính họ không thể bắt kịp được với nhu cầu tiêu thụ.
Bà von der Leyen thừa nhận rằng “cạnh tranh toàn cầu là điều tốt cho kinh doanh. Và nó tạo ra cũng như bảo vệ việc làm tốt ở ngay Châu Âu đây”. Tuy nhiên bà ta nói sự cạnh tranh này phải “công bằng”.
“Quá thường xuyên, các doanh nghiệp của chúng ta bị loại ra khỏi những thị trường nước ngoài hoặc là nạn nhân của những hành vi thương mại mang tính cướp bóc. Họ thường xuyên bị các đối thủ cạnh tranh bán phá giá vốn được hưởng lợi từ các khoản trợ giá khổng lồ của nhà nước,” bà ta nói.
“Châu Âu rộng cửa chào đón cạnh tranh chứ không phải là một cuộc đua xuống đáy. Chúng ta phải tự bảo vệ chính mình trước các hành vi thương mại bất công.”
‘Chủ quyền kinh tế’
Xe hơi Trung Quốc chiếm ít hơn 10% doanh số bán xe điện ở Châu Âu. Phần lớn là những thương hiệu do Trung Quốc sở hữu nhưng có nguồn gốc Châu Âu. Ví dụ như MG và Volvo. Tuy nhiên ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc đã đạt được tới quy mô đại chúng ở trong nước. Nó làm EU lo ngại hàng Trung Quốc sẽ lấn át tràn ngập thị trường ở lục địa này. Trước khi những công ty như BMW, Stellantis và Volkswagen có thể đầy đủ tung ra các mẫu xe điện của riêng họ.
Các lãnh đạo hàng đầu của ngành công nghiệp xe hơi Châu Âu đã cảnh báo gần đây. Hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc có thể đẩy hoàn toàn đẩy bật họ khỏi những phân khúc hạng thấp và hạng trung trong thị trường xe điện.
“Mảng thị trường xe hơi cơ bản hoặc là sẽ biến mất hoàn toàn hoặc không được sản xuất bởi các hãng xe Châu Âu,” lãnh đạo BMW Oliver Zipse nói với tờ Financial Times tuần trước. “Tôi thấy đó là một nguy cơ ngay trước mắt.”
Người Trung Quốc cũng có lợi thế tiếp cận ngay trong nước tới các nguồn nguyên liệu thô và khả năng chế tạo pin điện – một lợi thế mà Châu Âu giờ đây đang vội vã cố gắng làm theo trong thị trường EU.
Tương lai công nghệ sạch EU?
Điều này đã đẩy EU vào cảnh phải bận rộn tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và đưa sản xuất quay trở lại nội khối bất kỳ khi nào có thể – điều mà Brussels và Paris gọi là “chủ quyền kinh tế”.
“Từ điện gió cho đến thép, từ pin cho đến xe điện, tham vọng của chúng ta rất rõ ràng. Tương lai của ngành công nghiệp công nghệ sạch của chúng phải được sản xuất ở Châu Âu,”. Bà von der Leyen nói
hôm thứ Tư.
Bà ta khẳng định. EU giờ đang thu hút nhiều đầu tư vào khí hydro sạch hơn cả Mỹ và Trung Quốc cộng lại. Bà ta hứa hẹn hỗ trợ và đề xuất chiến lược công nghiệp nhiều hơn cho mọi ngành công nghiệp và lĩnh vực tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng net-zero.
“Mục tiêu cốt lõi sẽ là hỗ trợ mỗi lĩnh vực trong việc xây dựng mô hình kinh doanh của họ cho quá trình phi cácbon hóa công nghiệp,” bà ta nói. “Bởi chúng ta tin rằng sự chuyển đổi này là trọng yếu đối với khả năng cạnh tranh trong lương lai của chúng ta ở Châu Âu.”
Diều hâu với Trung Quốc
Đòn của bà von der Leyen chống lại Trung Quốc tiếp tục chuỗi luận điệu diều hâu trong thời gian giữ chức Chủ tịch EC suốt 4 năm qua của bà ta. Bà ta đã tạo được mối quan hệ gần gũi với Nhà Trắng trong các vấn đề địa chính trị. Vốn đôi lúc khiến một số nhà lãnh đạo Châu Âu cũng cảm thấy khó chịu.
Hồi tháng Ba, bà ta đã đưa ra khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Để mô tả lối tiếp cận thận trọng hơn của Brussels với Trung Quốc. Nó hy vọng có thể dung hòa được cả sự hiếu chiến kinh tế của Washington lẫn sự miễn cưỡng trước ý tưởng “tách rời” của Berlin và Paris.
“Giảm thiểu rủi ro, không phải tách rời. Đây sẽ là cách tiếp cận của tôi với ban lãnh đạo Trung Quốc. Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc cuối năm nay,”. Bà ta nhắc lại hôm thứ Tư.
Tuy nhiên trong một sự đồng thuận với Paris và Berlin, bà ta nói. “Điều quan trọng cốt yếu đó là giữ các kênh liên lạc và đối thoại với Trung Quốc rộng mở. Bởi cũng có nhiều chủ đề mà chúng ta có thể, và cả buộc phải hợp tác với họ”.
minh91 lược dịch từ https://www.afr.com/world/europe/europe-lays-ground-for-trade-war-against-chinese-electric-cars-20230914-p5e4if