Hai cô gái kéo cờ trên lễ đài ngày 02/9/1945

Hai cô gái kéo cờ trên lễ đài ngày 02/9/1945. Diễn đàn xin trân trọng giới thiệu bài viết của nữ tác giả  Cô Cô

lá cờ trên lễ đài ngày khai sinh ra nước Việt Nam

lá cờ trên lễ đài ngày khai sinh ra nước Việt Nam

Diễn đàn xin trân trọng giới thiệu bài viết của nữ tác giả  Cô Cô

Để chuẩn bị cho lễ mít tinh tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945, riêng việc kéo cờ trên lễ đài, Bác gợi ý Ban tổ chức nên chọn thành phần nữ tiêu biểu, như vậy càng thêm ý nghĩa của ngày Độc lập… Lĩnh hội ý kiến của Bác, một cô gái dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng từ buổi chiều hôm trước (1-9) đã được Chi đội trưởng Giải phóng quân Đàm Quang Trung phân công, hướng dẫn trước, kéo cờ cùng một nữ sinh Thủ đô sẽ được lựa chọn sau.

Cô gái Tày đó là Đàm Thị Loan, sinh năm 1926, ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Tròn 14 tuổi, bắt đầu tham gia Hội Việt Minh, ở xã Bình Long, huyện Hòa An, Cao Bằng, từ đó Đàm Thị Loan lấy bí danh là Thanh Xuân.

Đàm Thị Loan tham gia Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân từ ngày đầu mới thành lập, do tính chất công việc được phân công nên cô đã không có mặt trong hàng ngũ của đội, để được giơ tay thề dưới Quốc kỳ trong lễ tuyên thệ ngày 22/12/1944. Sau ngày Độc lập, bà Loan được giao giữ chức trung đội trưởng Đội tự vệ thành Hoàng Diệu, toàn quốc kháng chiến, bà trở về chiến khu Việt Bắc. Hòa bình lập lại, bà chuyển sang làm nhiệm vụ cơ yếu. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà lại có mặt ở Tây Ninh. Bà Loan chính là phu nhân của Đại tướng Hoàng Văn Thái (1 trong 34 chiến sĩ tuyên thệ ngày 22/12/1944).

Buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân, Võ Nguyên Giáp (bìa trái).

Người nữ sinh Hà Nội

Nữ sinh Hà Nội “tình cờ” được tham gia kéo cờ là Lê Thi, tên thật là Dương Thị Thoa, sinh năm 1926 (Lê Thi là bí danh khi tham gia hoạt động cách mạng), con gái Giáo sư Dương Quảng Hàm. 17 tuổi, cô nữ sinh Trường Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương, Hà Nội), đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia Đội phụ nữ cứu quốc đi tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ cách mạng.

Sáng 2-9-1945, Lê Thi dẫn đầu Đoàn phụ nữ Hàng Bông đến Quảng trường Ba Đình. Một cán bộ trong ban tổ chức Ngày lễ độc lập đến thông báo cử một phụ nữ lên kéo cờ. Các chị em lập tức đồng thanh cử bà lên kéo cờ. Vậy là bà trở thành nhân vật lịch sử tham gia một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

GS Triết học Lê Thi đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất; Huân chương Độc lập hạng ba và nhiều huân, huy chương, phần thưởng cao quý khác của Đảng và Nhà nước.

Bà Lê Thi năm 1947

Đoàn biểu tình của tổ chức phụ nữ Cứu quốc ở Hà Nội ngày 19/8/1945. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản

Đoàn thể Phụ nữ cứu quốc Hà Nội ngày 2-9-1945 tại Ba Đình. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản

Lá quốc kỳ trong ngày 2/9/1945

Chiều 2-9-1945, Đàm Thị Loan đại diện cho phụ nữ các dân tộc thiểu số-nữ chiến sĩ giải phóng, đầu đội ca lô lệch, áo nâu thít ngang, quần thâm chẽn gấu, đi giày ba ta, đĩnh đạc từ hàng quân của nữ tự vệ đi thẳng tới phía trái lễ đài. Cô nữ sinh Lê Thi mặc áo dài trắng thướt tha cũng đã đứng đợi cạnh bậc lên lễ đài. Một đồng chí trong Ban tổ chức ra hiệu cho hai người cùng đi lên cạnh cột cờ và phân công: Cô Loan, người thấp hơn cầm dây kéo cờ, cô nữ sinh cao hơn, hai tay nâng lá cờ, sau đó hai người cùng chung tay kéo cờ lên…

Hai nhân vật lịch sử năm 1997.

Tác giả  Cô Cô , độc giả có thể theo dõi chi tiết tại https://otonet.fun/forums/tan-gau-ve-van-hoa-lich-su/tu-mua-thu-cach-mang-den-tuyen-ngon-doc-lap-02-9-1945/

4.8 21 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
6 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
6
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x