Mỹ quay lưng với Ukraine

Mỹ quay lưng với Ukraine trước bầu cử Tổng thống. ngày càng khó có thể bỏ qua khả năng tồn tại lâu dài của sự ủng hộ của Mỹ dành cho Kiev

Mỹ quay lưng với Ukraine trước bầu cử Tổng thống.

Mỹ quay lưng với Ukraine trước bầu cử Tổng thống.

Mỹ quay lưng với Ukraine trước bầu cử Tổng thống. Zelensky nói không có “hạn sử dụng” đối với sự sẵn sàng chống trả Nga của Ukraine. Tuy nhiên đang ngày càng khó khăn để có thể phớt lờ “hạn sử dụng” tiềm tàng của sự ủng hộ từ Mỹ giành cho lý tưởng của ông ta.

McCarthy mất chức chủ tịch

Matt Gaetz, nhà lập pháp thuộc phong trào MAGA (Make America Great Again) cực đoan dẫn đầu kiến nghị đòi phế truất Kevin McCarthy khỏi chức vụ Chủ tịch Hạ viện của đảng Cộng Hòa, đã viện dẫn đến cái được cho là một thỏa thuận bí mật bên lề mà McCarthy đã đạt được với Joe Biden để tiếp tục viện trợ cho Ukraine

Cáo buộc này diễn ra mặc cho sự thực là ông McCarthy đã xóa bỏ 6 tỷ Đô la tiền viện trợ cho Ukraine khỏi thỏa thuận ngân sách nhằm giữ cho chính phủ Mỹ tiếp tục mở cửa vào cuối tuần trước. Điều này
đã đánh dấu chốt hạ một chuỗi ngày đen tối đối với Zelensky. Ngay cả khi giả định là Chủ tịch Hạ viện kế nhiệm sẽ cảm thông với Ukraine. Người đó thậm chí sẽ ở vào vị trí còn yếu thế hơn cả McCarthy.

Cắt viện trợ cho Ukraine

Đảng Cộng Hòa đã xích lại gần với phương hướng đường lối của Nga trong một khoảng thời gian. Có nhiều hơn 8 trong số 10 cử tri ủng hộ đảng Cộng Hòa giờ đây ủng hộ các ứng viên bầu cử Tổng thống –
Donald Trump, Ron DeSantis và Vivek Ramaswamy – là những người sẽ cắt viện trợ cho Ukraine.
Khoảng một nửa số người dân Mỹ tương tự vậy cũng muốn cắt viện trợ. Lần đầu tiên kể từ những năm 1920, người Mỹ nhiều khả năng trong năm sau sẽ có quyền lựa chọn bầu cho một người theo chủ nghĩa biệt lập vào Nhà Trắng. Đó sẽ là một lựa chọn định mệnh.

Cái mác “chủ nghĩa biệt lập” thường hay bị sử dụng sai. Nó không phải tự nhiên mang nghĩa trung lập trong những cuộc chiến của hai ngoại quốc, mặc dù cảm tình ấy là một đặc trưng của nền cộng hòa
Mỹ thời lập quốc. Khái niệm đó cũng có thể có nghĩa thiên vị về một phía.
Charles Lindbergh, người đứng đầu Ủy ban Nước Mỹ Trên Hết (America First Committee) trong giai đoạn đầu Thế chiến thứ II, đã bày tỏ rõ cảm tình của ông ta đối với Đức Quốc xã. Mọi loại thành phần ủng hộ – từ những người chủ hòa, doanh nghiệp lớn cho đến những kẻ bài Do Thái – đã đứng dưới cờ của ông ta.

Mối đe dọa chính là Trung Quốc

Ngày nay, chủ nghĩa biệt lập đang dâng cao. Nhưng nó không liên quan đến hành động một cách trung dung giữa Nga và Ukraine. Thế lực thúc đẩy nó đến từ những đảng viên Cộng Hòa có cảm tình với Vladimir Putin.

Những thành phần khác của đảng này đang bị gạt ra rìa hoặc bị đẩy hẳn ra ngoài. Trong nỗ lực níu giữ chức vụ của mình. McCarthy đã từ chối đề nghị được phát biểu trước Quốc hội Mỹ của Zelensky. Khi người đứng đầu chế độ Kiev đến Washington 2 tuần trước. Thứ Bảy vừa qua, Mitch McConnell, lãnh đạo của đảng Cộng Hòa tại Thượng viện Mỹ, đã cố gắng thông qua một dự luật riêng rẽ vốn sẽ tái khôi phục viện trợ cho Ukraine. Ông ta đã bị chặn đứng bởi các đồng nghiệp Cộng Hòa của mình.

Cả 2 chính đảng của Mỹ nhìn chung đều đồng thuận rằng Trung Quốc là nước gây ra thách thức chính đối với sự thống trị của Mỹ. Tuy nhiên, nước Nga ngay lúc này mới là đối tượng phóng hỏa thiêu đốt
khối Phương Tây.

Chủ nghĩa biệt lập

Gốc rễ của chủ nghĩa biệt lập ở Mỹ đó là sự tránh dính líu vào rắc rối với Châu Âu. Nó chẳng có gì mấy để nói đối với phần còn lại của thế giới. Lindbergh khi xưa đã tình nguyện đi phục vụ ở Thái Bình Dương sau cuộc tấn công vào Trân Trâu Cảng của Nhật Bản.

Thượng nghị sĩ Robert Taft là người dẫn đầu chủ nghĩa biệt lập hậu Thế chiến. Họ chống đối việc thành lập NATO vào năm 1949. Nhưng lại tỏ ra giận dữ trước sự thất bại của nước Mỹ trong việc ngăn chặn cuộc cách mạng cộng sản ở Trung Quốc.
“Ai đã để mất Trung Quốc?” từng là một câu hiệu triệu của chủ nghĩa biệt lập Mỹ. Một khuôn mẫu như vậy cũng có thể nhận ra được ngày nay. Những đảng viên Cộng Hòa theo chủ nghĩa biệt lập nói rằng. Cuộc chiến Ukraine đang làm sao lãng sự tập trung của nước Mỹ khỏi mối đe dọa thực thụ. Đó là Trung Quốc.

Chủ nghĩa biệt lập thường hay thất bại

Ramaswamy gọi Zelensky là “Giáo hoàng của họ” – ám chỉ đến những chính khách thân Ukraine. Bắc Kinh, mặt khác, muốn biến người Mỹ thành “những kẻ nô dịch cho Trung Quốc”.

Lần cuối cùng quân đội Trung Quốc đánh một quốc gia khác đó là Việt Nam năm 1979. Nó đã kết thúc một cách tồi tệ. Ngày nay phần lớn những lo sợ thái quá về tham vọng của Trung Quốc nghe có vẻ như là lập lại luận điệu “mối đe dọa Đỏ” chống Cộng kiểu McCarthy thời những năm 1950. Chứ không phải là một sự đánh giá cân bằng về những rủi ro hiện tại của nước Mỹ.
Lịch sử mách bảo chúng ta rằng những người ủng hộ chủ nghĩa biệt lập thường thất bại. Nhưng họ có thể thay đổi dòng chảy lịch sử đó ở những khoảng thời gian trọng yếu. Việc Thượng viện Mỹ đánh bại
Hội Quốc liên của Tổng thống Woodrow Wilson năm 1920 đã loại nước Mỹ ra khỏi bàn cờ thế của Châu Âu trong 2 thập kỷ.

Biden cần đảng Cộng Hòa

Những chế độ gây ra mối de dọa sâu sắc cho nước Mỹ sau đó đã lấp vào khoảng trống. Rồi sau đó, cũng giống như ngày nay, dễ hiểu tại sao người Mỹ lại cho rằng Châu Âu cần phải tự chấn chỉnh lại mình. Mỹ chiếm phần lớn lượng trang thiết bị và thông tin tình báo mà Phương Tây cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, rất ít người sẽ đánh cược rằng Châu Âu sẽ đi theo dấu chân của một nước Mỹ theo đường lối biệt lập.
Để giữ sự có mặt của Mỹ, Biden phải bằng cách nào đó kiếm được đủ lá phiếu ủng hộ từ đảng Cộng Hòa trong vài tuần tới để bổ sung viện trợ cho Ukraine. Việc thiếu vắng một đột phá quân sự lớn từ Ukraine
làm công việc đó của ông ta càng khó khăn hơn.
Sự thật rằng phe MAGA giờ đây coi Zelensky như quỷ dữ. Chẳng khác gì George Soros cũng gây ra khó khăn không kém. Rồi thì còn cuộc bầu cử Tổng thống năm sau nữa. Một người theo chủ nghĩa “Nước Mỹ trên hết” trong Nhà Trắng có thể nhấn chìm hoàn toàn triển vọng của Ukraine.

Trump, như mọi khi, chính là cú ăn may mà Putin đang tìm kiếm.

 minh91 lược dịch từ https://www.afr.com/world/north-america/america-turns-against-ukraine-ahead-of-election-20231005-p5e9vv

4.8 22 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
7 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
7
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x