Nguy cơ đã và đang xảy ra, một nửa số ngân hàng Mỹ vỡ nợ

Hơn 2,315 ngân hàng Mỹ đang sở hữu TS có giá trị thấp hơn nợ. Giá trị các khoản cho vay này thấp hơn 2000tỷ USD so với giá trị trên sổ sách

Một nửa số Ngân hàng Mỹ đã và đang vỡ nợ

Một nửa số Ngân hàng Mỹ đã và đang vỡ nợ

Ngân hàng Mỹ đối mặt với sụp đổ kép của ngành bất động sản thương mại và thị trường trái
phiếu. Những khoản tiền gửi không có bảo hiểm trong các ngân hàng Mỹ đã lên đến 9000 ty. Những khoản tiền gửi này có thể bốc hơi trong một buổi chiều trong ở thời đại công nghệ. Các vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai và ba trong lịch sử nước Mỹ đã diễn ra liên tiếp. Bộ Tài chính cùng FED muốn tin rằng những sự kiện đó mang tính “đặc trưng”. Đó là một kiểu né tránh sự thật rất
nguy hiểm.
Một nửa trong 4,800 ngân hàng của Mỹ đang bòn rút những khoản dự trữ đệm vốn của họ. Giờ đây chúng đang hoạt động với mức vốn âm. Họ có thể không phải báo cáo tất cả những khoản lỗ của mình theo luật kế toán Mỹ. Nhưng điều đó không làm cho họ bỗng nhiên thoát vỡ nợ được. Ai đó rồi cũng sẽ phải chịu những khoản lỗ ấy.

Hàng ngàn Ngân hàng Mỹ sắp vỡ nợ

“Thật đáng sợ. Hàng ngàn ngân hàng đang sắp chết đuối,”. Theo Giáo sư Amit Seru, một chuyên gia ngân hàng tại Đại học Stanford. “Chúng ta hãy ngừng giả vờ rằng điều này chỉ liên quan đến Silicon Valley Bank và First Republic. Một phần lớn hệ thống ngân hàng Mỹ đang có khả năng vỡ nợ.”
Cú sốc toàn diện từ chính sách thắt chặt tiền tệ của FED vẫn chưa xảy ra. Một khoản nợ khổng lồ đang đứng bên bờ vực tái cơ cấu trong vòng 6 quý tới. Chỉ đến lúc đó chúng ta mới có thể biết được liệu hệ thống tài chính Mỹ có thể giảm bớt mức nợ quá cao do chính sách kích thích tiền tệ hết sức quyết liệt trong thời kỳ đại dịch một cách an toàn hay không.
Một báo cáo từ Viện Hoover do Giáo sư Seru và một nhóm các chuyên gia ngân hàng đồng tác giả đã tính toán rằng hơn 2,315 ngân hàng Mỹ hiện đang sở hữu đống tài sản có giá trị thấp hơn nợ của họ. Giá trị thị trường của các danh mục cho vay của những ngân hàng này hiện thấp hơn 2 nghìn tỷ Đô la so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán của họ.

Giải cứu ngân hàng Mỹ hay trợ cấp cho người giàu

Những ngân hàng cho vay bao gồm cả những gã khổng lồ. Một trong số 10 ngân hàng dễ bị tổn thương nhất là một thực thể có hệ thống kinh doanh toàn cầu và nắm trong tay số tài sản trị giá hơn 1 nghìn tỷ
Đô la Mỹ. 3 ngân hàng khác trong số đó cũng là những ngân hàng lớn. “Đây không chỉ là vấn đề đối với những ngân hàng có giá trị dưới 250 tỷ USD. Chúng vốn không phải vượt qua những đợt kiểm tra khả năng hoạt động bền vững theo luật lệ.”
Bộ Tài chính và FDIC cho rằng họ đã kiểm soát được cuộc khủng hoảng. Họ cách giải cứu những khách hàng gửi tiền không có bảo hiểm của Silicon Valley Bank và Signature bank bằng một cơ chế gọi là “ngoại lệ ngăn ngừa rủi ro hệ thống” sau khi những ngân hàng cho vay này sụp đổ trong tháng Ba vừa qua.
Nhà Trắng tỏ ra ngần ngại trước đề xuất yêu cầu chính phủ Mỹ đứng ra bảo đảm toàn diện tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng. Bởi điều đó trông sẽ giống như là trợ cấp xã hội cho người giàu vậy. Bên cạnh
đó, FDIC chỉ còn nắm khoảng 127 tỷ USD tài sản. Có khả năng chính bản thân họ cũng sẽ cần phải được giải cứu.

một chi nhánh của Ngân hàng First Republic Bank
một chi nhánh của Ngân hàng First Republic Bank

Sự mơ hồ trong giải cứu ngân hàng Mỹ

Chính quyền Mỹ muốn để vấn đề này trong tình trạng mơ hồ hơn là trả lời rõ ràng. Họ hy vọng tất cả khách gửi tiền ngân hàng sẽ phân biệt được một lời bảo đảm ngầm. Canh bạc đó đã thua to. Khách gửi tiền đã tháo chạy khỏi First Republic Bank với tốc độ nhanh khủng khiếp. Mặc cho một đợt bơm vốn khẩn cấp 30 tỷ USD trước đó từ một nhóm các ngân hàng lớn.

Những “hiệp sĩ” giải cứu đang dò xét khả năng mua lại First Republic đã bỏ chạy. Họ đã dừng lại sau khi họ kiểm tra sổ sách của ngân hàng này. Những kiểm toán viên đã phát hiện ra quy mô thiệt hại từ mảng đầu tư bất động sản. FDIC đã phải quốc hữu hóa ngân hàng này. FDIC xóa sổ toàn bộ số tiền của cả cổ đông lẫn nhà đầu tư trái phiếu của họ. Chính phủ Mỹ đã mất 13 tỷ USD tiền trợ cấp trực tiếp. Cùng với đấy là 50 tỷ USD tiền cho vay để thu hút JP Morgan mua lại FRB.

Dùng tiền thuế để giải cứu ngân hàng?

“Sẽ không có đối tác nào chịu mua lại First Republic mà không có trợ cấp từ nhà nước.” Theo Krishna Guha từ Evercore ISI. Ông này cảnh báo hàng trăm ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình sẽ chuẩn bị tinh
thần đối phó và thắt chặt hoạt động cho vay để tránh mắc phải số phận tương tự. Đây là cách mà một cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu.

Cổ phiếu của PacWest, ngân hàng kế tiếp trong danh sách có nguy cơ vỡ nợ. Cổ phiếu này đã mất 11% giá trị trong phiên giao dịch cuối ngày thứ Hai. Đó sẽ là hồi chuông cảnh báo cho những gì sắp diễn ra tiếp theo. Chính quyền Mỹ có thể kiểm soát được cuộc khủng hoảng thanh khoản ngay trước mắt. Bằng cách tạm thời đứng ra bảo đảm tất cả các khoản tiền gửi. Nhưng điều đó không giải quyết được cuộc khủng hoảng khả năng thanh toán nợ có quy mô lớn hơn nhiều.

Giai đoạn cự tuyệt

Bộ Tài chính Mỹ và FDIC giờ vẫn đang ở trong giai đoạn cự tuyệt sự thật. Họ đổ lỗi cho những vụ sụp đổ lên việc cho vay bừa bãi, quản lý yếu kém, và phụ thuộc quá mức vào những khách hàng gửi tiền có khả năng rời đi bất cứ lúc nào của một nhóm nhỏ các ngân hàng. Điều này nghe rất quen. “Họ đã nói y hệt như thế khi Bear Stearns sụp đổ năm 2008. Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi,” theo Giáo sư Seru. First Republic cấp vốn vay cho các start-up công nghệ, nhưng họ chủ yếu vướng vào rắc rối trong mảng bất động sản thương mại.

Họ sẽ không phải là ngân hàng cuối cùng rơi vào tình cảnh ấy. Các bất động sản tòa nhà văn phòng và khu công nghiệp đang ở giai đoạn đầu của một đợt suy thoái sâu. “Giai đoạn mà chúng ta đang ở trong hiện nay gần như là một cơn bão hoàn hảo.” Theo Jeff Fine, chuyên gia bất
động sản tại Goldman Sachs. “Lãi suất đã tăng 4 đến 5% chỉ trong một năm, và thị trường vốn vay gần như đã đóng cửa hoàn toàn. Chúng tôi ước tính có khoảng 4-5 nghìn tỷUSD nợ trong mảng bất động sản thương mại. Trong số đó khoảng 1 nghìn tỷ Đô la sắp đáo hạn trong vòng 12 đến 18 tháng
tới,” ông ta nói.

Hệ lụy của việc cho vay bất động sản bừa bãi

Các gói cho vay vốn bất động sản thương mại (CMBS) thường có thời gian đáo hạn ngắn và phải được tái cấp vốn cứ 2 đến 3 năm một lần. Hoạt động vay nợ đã bùng nổ trong thời kỳ đại dịch. Khi đấy FED rót tràn ngập thanh khoản vào hệ thống tài chính. Khoản nợ nó sẽ đến hạn phải trả vào cuối năm 2023 và 2024. Liệu những thiệt hại trên có tồi tệ như cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn (subprime) trước đây hay không? Có thể là không. Capital Economics cho biết bong bóng đầu tư trong mảng bất động sản nhà
ở ở Mỹ đã leo lên đến đỉnh 6.5% GDP hồi năm 2007. Con số đem ra so sánh trong mảng bất động sản thương mại hiện nay là 2.6%. Tuy nhiên mối đe dọa cũng không hề nhỏ chút nào. Giá bất động sản
thương mại ở Mỹ trước mắt đã giảm chỉ 4 đến 5%. Capital Economics dự báo mức sụt giảm sâu nhất từ đỉnh sẽ là 22%. Điều này sẽ còn gây ra thêm nhiều thiệt hại lớn hơn nữa lên danh mụch cho vay của các
ngân hàng địa phương, vốn chiếm tới 70% hoạt động cấp vốn vay trong ngành bất động sản thương mại.
“Trong tình huống tồi tệ nhất, nó có thể tạo ra một “vòng luẩn quẩn chết chóc”. Vòng xoáy có khả năng đẩy nhanh tốc độ của một suy thoái bất động sản thực thụ. Sau đấy lây lan ngược sang hệ thống ngân hàng,” theo Neil Shearing, kinh tế trưởng của công ty này.

SVB và cái hố đen về trái phiếu chính phủ Mỹ

Những khó khăn của Silicon Valley Bank lại khác vậy. Tội lỗi của họ đó là đầu tư quá nhiều tiền gửi của khách hàng vào cái đáng ra là loại tài sản tài chính an toàn nhất trên thế giới: trái phiếu chính phủ Mỹ. Họ
đã được khuyến khích làm vậy. Dựa trên những quy định phân bổ rủi ro (risk-weighting) từ các cơ quan quản lý Hiệp ước Ngân hàng Quốc tế Basel.
Vài khoản đầu tư trong số trái phiếu nợ này đã mất tới 20% giá trị. Một kiểu thua lỗ theo lý thuyết chỉ trên giấy tờ. Nhưng nó đã biến thành thật. Khi ngân hàng buộc phải bán đi để đáp ứng khách hàng rút tiền gửi ồ ạt.
Chính quyền Mỹ nói ngân hàng này đáng ra nên đầu tư phòng hộ (hedging) khoản nợ trái phiếu chính phủ này bằng các loại chứng khoán lãi suất phái sinh (derivatives). Tuy nhiên, đầu tư phòng hộ chỉ đơn giản là chuyển thiệt hại từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Phía đối tác đứng ra bảo đảm hợp đồng phòng hộ thay vào đó sẽ đứng ra chịu lỗ.

Hành vi thất thường

Nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng trái phiếu và ngân hàng này nằm ở hành vi thất thường và những chính sách khích lệ có tính nuông chiều quá mức từ FED và Bộ Tài chính Mỹ trong suốt nhiều
năm. Đỉnh điểm là sự “quay xe” từ chính sách buông lỏng tiền tệ sang chính sách thắt chặt tiền tệ.
Ban đầu họ tạo ra “rủi ro lãi xuất” với quy mô khổng lồ. Giờ thì họ đang cho nổ quả bom hẹn giờ trễ do chính họ tạo ra. Chris Whalen từ Institutional Risk Analyst nói chúng ta nên thận trọng trước luận điệu sai lầm đổ tất cả tội lỗi lên những ngân hàng hư hỏng. “Sự can thiệp quá mức vào thị trường mở của FED từ năm 2019 đến năm 2022 là lý do chính yếu cho sự sụp đổ của First Republic cũng như Silicon Valley Bank,” ông ta nói.

Ông Whalen nói các ngân hàng và nhà đầu tư trái phiếu Mỹ đang “nắm giữ” 5000 tỷ USD thua lỗ “ẩn”. Nguyên nhân do giai đoạn bùng nổ cuối cùng của cuộc thử nghiệm nới lỏng định lượng (QE) của FED để lại. “Khi mà các ngân hàng Mỹ chỉ nắm khoảng 2000 tỷ USD vốn ròng, thực sự chúng ta đang có vấn đề”.

Ông này dự đoán khủng hoảng ngân hàng sẽ tiếp tục lan rộng. Từ những ngân hàng nhỏ ban đầu cho tới những ngân hàng quy mô lớn hơn. Cho đến khi nào FED dừng lại và giảm lãi suất xuống 1%. FED không hề có ý định dừng lại. Họ có kế hoạch tăng lãi suất cao hơn nữa. Họ tiếp tục bóp nghẹt nguồn cung tiền mặt của nước Mỹ với tốc độ kỷ lục với 95 tỷ Đô la thu hẹp định lượng (QT) mỗi tháng.

Kết luận

Sự thật kinh hoàng đó là ngân hàng trung ương của một cường quốc thế giới đã khiến mọi việc trở nên hỗn loạn tới mức họ chỉ còn cách lựa chọn giữa hai liều thuốc độc: hoặc là chào thua trước lạm phát; hoặc là để khủng hoảng ngân hàng leo lên đến mức độ hệ thống. Và họ đã chọn khủng hoảng ngân hàng

Tác giả: Ambrose Evans-Pritchard
Đăng trên The Telegraph London (AFR đã dẫn) ngày 04/05/2023

minh91 tổng hợp từ https://www.telegraph.co.uk/

4.8 33 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
4
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x