Sẽ bỏ quy định nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thủ tục đăng ký kết hôn

Sẽ bỏ quy định nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thủ tục đăng ký kết hôn là đề xuất của Bộ Tư pháp tại Dự thảo Nghị định sẽ sửa đổi Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Mới đây, Bộ Tư pháp đã trình Hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; trong đó có việc sửa đổi Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch 2014.

Điểm đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định này là việc “Bỏ quy định nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Trích lục ghi chú ly hôn (đối với công dân Việt Nam) tại thủ tục Đăng ký kết hôn, Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài” nhằm thực hiện phương hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2017.

Sẽ bỏ quy định nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thủ tục đăng ký kết hôn

Hiện hành, ngoài việc phải có các giấy tờ cần thiết theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Luật Hộ tịch 2014 thì người yêu cầu đăng ký kết hôn còn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

– Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.

Tuy nhiên tại Dự thảo Nghị định, Bộ Tư pháp dự kiến sẽ bãi bỏ Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, tức là sẽ bỏ việc nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thủ tục đăng ký kết hôn.

Do đó, trong trường hợp nội dung trên được ban hành thì khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, người yêu cầu đăng ký kết hôn không phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Được biết việc “Bỏ quy định nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại thủ tục Đăng ký kết hôn, Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài” nhằm thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2017.Tuy nhiên, để tránh gây xáo trộn, đồng thời, vẫn đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, dự thảo Nghị định đang thiết kế theo hướng:- Bỏ quy định nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thủ tục đăng ký kết hôn/đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài;- Giữ nguyên quy định về cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để công dân sử dụng vào các mục đích khác hoặc sử dụng để đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.(Theo Tờ trình 50/TTr-BTP ngày 19/6/2024)

Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Quy định hiện hành)

Cụ thể tại Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.

4.8 6 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
3
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x