Sự khác nhau của nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh và nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ngập mặn .
Nuôi tôm quảng canh: Là hình nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm trong ao thường thấp do dựa hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên. Diệ tích ao nuôi thường lớn để đạt sản lượng cao.Ưu điểm: Vốn vận hành thấp vì không tốn chi phí giốngvà thức ăn, kích cỡ tôm thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi thường không dài do giống đã lớn.Nhược điểm: Năng suất và lợi nhuận thấp, tường cần diện tích lớn, để tăng sản lượng nên khó vận hành va quản lý, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng không cố định. Hiện nay mô hình này đang bị hạn chế do giá đất và giá nhân công tăng.Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi dự trên nền tảng của hình thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung hoặc là giống ở mật độ thấp..
Nuôi tôm quảng canh: Là hình nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm trong ao thường thấp do dựa hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên. Diệ tích ao nuôi thường lớn để đạt sản lượng cao.
Ưu điểm: Vốn vận hành thấp vì không tốn chi phí giốngvà thức ăn, kích cỡ tôm thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi thường không dài do giống đã lớn.
Nhược điểm: Năng suất và lợi nhuận thấp, tường cần diện tích lớn, để tăng sản lượng nên khó vận hành va quản lý, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng không cố định. Hiện nay mô hình này đang bị hạn chế do giá đất và giá nhân công tăng.
Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi dự trên nền tảng của hình thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung hoặc là giống ở mật độ thấp (0,5 – 2 con/m2) hoặc là thức ăn theo tuần, đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn.
Ưu điểm: Chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung bằng giống tự nhiên thu gom hay giốn nhân tạo, kích tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, tăng năng suất của đầm nuôi.
Nhược điểm: Phải bổ sung giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng quảng canh nên quản lý khó khăn, năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp.
Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi dùng phân bón để gia tăng thức ăn tự nhiên trong trong ao và bổ sung thức ăn từ bên ngoài như thức ăn tươi sống, cám gạo… giống được thả nuôi ở mật độ tương đối cao (10 – 15 con/m2) trong diện tích ao nuôi nhỏ (2000 – 5000 m2).
Ưu điểm: Ao xây dựng hoàn chỉnh, kích thước ngỏ nên dễ vận hành và quản lý, kích cỡ tôm thu khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp vì thả ít giống, thức ăn hỗn hợp dùng chưa nhiều và thức ăn tự nhiên vẫn còn quan trọng.
Nhược điểm: Năng xuất còn thấp so với ao sử dụng.
Nuôi thâm canh: Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài (thức ăn viên đơn thuần hay kết hợp với thức ăn tươi sống), thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả cao ( 15 – 30 con/m2). Diện tích ao nuôi từ 1000 – 1 ha, tối ưu là 5000 m2.
Ưu điểm: Ao xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện máy móc… nên dễ qủn lý à vận hành.
Nhược điểm: Kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (30 – 35 con/kg), giá bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp.
Nuôi tôm kết hợp với trồng rừng: Là hình thức nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ngập mặn, diện tích rừng thường chiếm 30 – 40 % diện tích đầm nuôi.
Ưu điểm: Tạo môi trường thuân lợi cho tôm phát triển như trong tự nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, kích cỡ tôm thu lớn, giá thành cao.
Nhược điểm: Năng suất không cao so với diện tích ao sử dụng.
Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà ta áp dụng hình thức nuôi như thế nào cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi hộ nuôi. Trong trường hợp phát triển nuôi tôm bền vững thì hình thức “Nuôi tôm kết hợp với trồng rừng” được khuyến khích phát triển hơn cả.
Đọc bài gốc tại đây.