Nhờ sửa đổi số liệu GDP, nước Anh không còn là “bệnh phu châu Âu”
Nhờ sửa đổi số liệu GDP, nước Anh không còn là “bệnh phu châu Âu”. Một câu chuyện lan truyền khắp nơi về nước Anh đó là sau COVID-19,
Nhờ sửa đổi số liệu GDP, nước Anh không còn là “bệnh phu châu Âu”. Một câu chuyện lan truyền khắp nơi về nước Anh đó là sau COVID-19, nền kinh tế nước Anh đã trở thành gã bệnh phu của Châu Âu. Trong khi các nước khác trong khối G7 phục hồi, quy mô kinh tế Anh ngay cả trong năm nay vẫn nhỏ hơn so với hồi trước đại dịch.
Tuy nhiên hôm thứ Sáu vừa qua, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) đã công bố một số sửa đổi số liệu mà đơn giản là đã xóa bỏ hoàn toàn câu chuyện đó.
Do Covid-19
Trước đây, ONS tuyên bố rằng nền kinh tế Anh vào cuối năm 2021, khi cơn ác mộng COVID cuối cùng cũng bắt đầu trôi qua, có quy mô nhỏ hơn 1.2% so với trước khi đại dịch bắt đầu
Nhưng sau một hồi mò mẫm với số liệu thống kê, ONS đã tìm ra thêm 1.7% tỷ lệ tăng trưởng trước đó chưa được tính đến trong hai năm 2020 và 2021. Bỗng chốc, kinh tế Anh giờ có quy mô lớn hơn 0.6% vào cuối năm 2021 so với trước đại dịch – ngang bằng với tốc độ phục hồi của Pháp và vượt qua Đức.
ONS không phải bỗng nhiên trở nên thiếu tin cậy – đó chỉ là vì COVID-19, các nhân viên thu thập số liệu thống kê không có đủ thông tin về mức chi tiêu doanh nghiệp (cái mà họ gọi là “tiêu thụ trung cấp”) cho đến khi có thêm các kết quả điều tra chậm trễ xuất hiện.
Dẫu vậy, đây vẫn là một cú đảo chiều ngoạn mục trong luận điệu kinh tế của nước Anh. Không có gì bất ngờ khi Bộ trưởng Tài chính Anh vội vàng chộp ngay lấy câu chuyện mới đó: “Những kẻ quyết tâm nói xấu nền kinh tế Anh giờ đã bị chứng tỏ là sai lầm,” ông ta vui mừng tuyên bố.
Đức thế chỗ Anh
Cái ngôi “bệnh phu Châu Âu” giờ đang đeo nặng trên đầu nước Đức. Các chỉ số mới nhất cho thấy nền kinh tế đầu tàu của Châu Âu đang bị suy thoái hoành hành này vẫn đang hụt hơi. Kinh tế nước này chỉ
lớn hơn 0.2% so với trước COVID.
Lạm phát và giá năng lượng ở Đức đang cao một cách dai dẳng; ngành sản xuất của họ đang ở trong tình trạng giảm sút nguy hiểm; doanh số bán lẻ đang tăng chậm lại, và chính quyền ở Berlin đang chuẩn bị thắt chặt mạnh mẽ chính sách tài chính vào năm sau bằng cách tái áp dụng cơ chế “hãm đà nợ” theo hiến pháp của họ, một chính sách hạn chế vay nợ công.
Canh bạc may rủi của ECB
Khi mà Đức chiếm khoảng một phần ba GDP của khu vực Eurozone gồm 20 nước. Mặc cho nhiều khó khăn vất vả trong nước, các đại diện của Đức trong hội đồng ấn định lãi suất của ECB lại đang tỏ ra diều hâu một cách bệnh hoạn hơn gần như bất kể ai khác. Đối với họ, tất cả đều phụ thuộc vào khả năng kéo dài dai dẳng của lạm phát. Những dấu hiệu của một cú hạ cánh kinh tế cứng một cách đáng báo động được cho là không xác đáng.
Tuy nhiên thị trường kỳ vọng phần còn lại của hội đồng điều hành ECB sẽ xem xét đến ảnh hưởng mạnh mẽ của 9 lần tăng lãi suất liên tiếp, vốn đã đẩy benchmark này lên mức cao nhất trong vòng 22 năm là 3.75%.
Trong vài tháng gần đây, hoạt động cho vay ngân hàng trong Eurozone đã chậm lại, ngành công nghiệp xây dựng đang vật lộn, và nguồn cung tiền mặt đã lần đầu tiên tu hẹp trong tháng Bảy kể từ năm 2010.
“Quyết định trong tháng Chín sẽ là một canh bạc may rủi,” theo Daniel Krai, chuyên gia phân tích thuộc Oxford Economics trong một báo cáo hôm thứ Sáu. “Sự cân bằng rủi ro giữa tăng trưởng và lạm phát sẽ ủng hộ việc tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất của ECB trong tháng Chín.”
Thị trường gán 79% khả năng ngân hàng trung ương này sẽ giữ nguyên lãi suất hiện tại trong cuộc họp chính sách sắp tới của họ vào ngày 14 tháng Chín.
Chẳng thay đổi được gì
Quay trở lại nước Anh, sự viết lại số liệu lịch sử có thể chẳng cho Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) biết được gì nhiều về tương lai – ngoại trừ có thể chúng ta đã quá tiêu cực trong việc phủ nhận khả năng giữ bình tĩnh và tiếp tục tiến liên của nền kinh tế này.
Một số tin tức truyền thông cho rằng đang có một cuộc tranh cãi xảy ra trong nội bộ BOE về việc liệu có nên tiếp tục tăng lãi suất để hoàn toàn tiêu diệt lạm phát hay là giữ nguyên ở mức hiện tại và diệt nó
dần dần.
Sau một tháng kín tiếng theo chuẩn mực của BOE, kinh tế trưởng của ngân hàng trung ương này Huw Pill đã xuất hiện vào tuần trước để cho biết rằng có thể ông ta ưa giữ nguyên lãi suất trong một khoảng
thời gian hơn là chạy đua tăng hay giảm.
Nói cách khác, sau 14 lần tăng liên tiếp, lên mức cao nhất trong vòng 15 năm là 5.25%, có thể đã đến lúc cần đứng yên. Mặc dù vậy, thị trường vẫn trông đợi lãi suất sẽ leo lên đến 5.75% trong năm nay nhưng sẽ giảm về 4.25% đến năm 2026.
Suy thoái nhẹ
Một biểu đồ đi kèm với bài phát biểu của Pill cho thấy cả hai biện pháp đều sẽ kìm hãm lạm phát. Hiện đang ở mức 6.8%, về mức mục tiêu 2% của BOE với tốc độ gần như tương đương.
Chuyên gia kinh tế Ashley Web thuộc Capital Economics UK nói. Nếu thị trường kỳ vọng lãi xuất giảm, lãi suất trái phiếu dài hạn sẽ giảm. Điều đó sẽ “nới lỏng điều kiện tài chính và kiềm chế nỗ lực của BOE
nhằm giảm lạm phát”. Bên cạnh đó những đợt tăng lãi suất trước đây mới chỉ đang bắt đầu phát tác, ông này nói.
Giá nhà đã giảm 5.3% mỗi năm vào tháng Tám, mức giảm lớn nhất kể từ giữa năm 2009. Tỷ lệ duyệt cho vay thế chấp mua nhà đã giảm 10% từ tháng Sáu đến tháng Bảy.
Liệu tác động này có đủ tiêu cực không? Có thể. Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán nước Anh sẽ bước vào một đợt suy thoái nhẹ trong năm nay. Nhưng nếu những số liệu GDP yếu kém gần đây cần phải sửa đổi thì sao?
Chúng ta sẽ biết khi ONS công bố số liệu lần tiếp theo vào ngày 29 tháng Chín. Nếu họ công bố một bản sửa đổi số liệu lịch sử nữa, cho thấy tăng trưởng mạnh hơn. Thì BOE có thể vẫn còn có nhiều việc phải làm trước khi đạt được đến trạng thái cân bằng. Nếu Huw Pill và các đồng nghiệp của ông ta muốn trụ lại
minh91 lược dịch từ https://www.afr.com/world/europe/england-no-longer-the-sick-man-of-europe-after-gdp-revision-20230902-p5e1gg