Biểu đồ về các cuộc không kích trên lãnh thổ Ukraine, ngày 10-11 tháng 2 năm 2025.
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Hướng Kharkov – Hai xe bọc thép chở quân M1117 của Mỹ bị phá hủy.
Konstantinopol, DPR – Xe bọc thép chở quân M113 AS4 bị phá hủy.
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
U cà lại bị Nga tẩn cho hạ tầng năng lượng.
https://vnexpress.net/ukraine-de-lot-loat-ten-lua-nga-co-so-dau-khi-bi-hu-hai-4848340.html
Ukraine tuyên bố bắn rơi hàng chục UAV tự sát Nga, nhưng không hạ được 19 tên lửa đạn đạo và hành trình nhắm vào Poltava, khiến cơ sở dầu khí bị hư hại.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/2 thông báo lực lượng nước này mở đợt tập kích hiệp đồng bằng vũ khí chính xác tầm xa và máy bay không người lái (UAV) trong đêm, tuyên bố "đánh trúng toàn bộ mục tiêu".
Cơ quan này cho biết trận tập kích nhắm vào hạ tầng khí đốt và năng lượng hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Những mục tiêu khác trong cuộc tập kích gồm hạ tầng của các căn cứ không quân, kho và cơ sở huấn luyện binh sĩ vận hành UAV.
Lính cứu hỏa Ukraine dập tắt đám cháy sau trận tập kích của Nga ngày 7/2. Ảnh: DSNS
Trước đó cùng ngày, không quân Ukraine thông báo lực lượng Nga phóng loạt 19 tên lửa hành trình và đạn đạo nhằm vào cơ sở khí đốt ở tỉnh miền trung Poltava, cùng 124 UAV dòng Geran và máy bay mồi nhử từ nhiều hướng.
Phòng không Ukraine bắn hạ 57 UAV, 66 máy bay mồi nhử mất dấu và không gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, không quân Ukraine không tuyên bố hạ 19 tên lửa cùng UAV còn lại, ám chỉ đã bỏ lọt các mục tiêu này.
Naftogaz, tập đoàn dầu khí lớn nhất Ukraine, xác nhận các cơ sở sản xuất của họ tại tỉnh Poltava bị hư hại trong trận tập kích, không có thương vong. Naftogaz cho biết đang thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ổn định nguồn cung khí đốt tại tỉnh Poltava.
Vị trí tỉnh Poltava. Đồ họa: RYV
Quân đội Ukraine ngày 11/2 cũng tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga. Bộ Quốc phòng Nga cho biết phòng không nước này hạ 40 UAV của Ukraine, trong đó có 18 chiếc trên bầu trời tỉnh Saratov.
Giới chức Nga nói rằng một nhà máy lọc dầu tại tỉnh Saratov của tập đoàn Rosneft bị hư hại trong đợt tập kích của Ukraine, không có thương vong. Theo quan chức Ukraine, nhà máy này là cơ sở cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga.
Nga và Ukraine gần đây tăng cường tập kích các mục tiêu trên lãnh thổ nhau, trong đó có căn cứ quân sự và hạ tầng năng lượng. Giới chức Ukraine từng thừa nhận các cơ sở quốc phòng nằm trong số mục tiêu bị Nga tập kích, song thường không nêu chi tiết khi nhắc đến chúng.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters, AFP, RIA Novosti)
Khu vực Kursk
Trong khi lực lượng Kiev liên tục mất nhân lực tại các vị trí của Nga theo hướng Makhnovka-Fanaseevka, các cảnh quay mới từ trạm kiểm soát mục tiêu liên tục được đưa ra, cho thấy máy bay không người lái của Nga tiêu diệt các nhóm địch bằng những cú đánh chính xác.
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Góc nhìn của AFU - Binh lính UA ghi lại tổn thất xe cộ của AFU do đơn vị Anwar của Nga gây ra - Pisarovka, hướng Sumy, vùng Sumy [51.0829,34.8487] (zogrussia1-913)
Có vẻ như Nga đã phát hiện ra đây là con đường thường xuyên mà Ukraine sử dụng, vì tất cả các xe cộ được nhìn thấy ở đây đều bị FPV cáp quang tiêu diệt
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Bốn tên lửa hành trình (nhiều khả năng là Kalibr) tấn công một cơ sở sản xuất khí đốt ở Poltava gây ra thiệt hại to lớn và khiến cơ sở này ngừng hoạt động theo công ty năng lượng DTEK của Ukraine.
Trước cuộc tấn công, bạn có thể thấy hỏa hoạn từ các cuộc tấn công của Iskander hoặc Geran-2, cả hai đều được đưa tin trước khi các tên lửa này được phóng.
https://twitter.com/i/status/1889386892984197323
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Có gì mà tính với toán. Tiền in được, giá cao mấy cũng chơi, xá gì.
Để "cai" khí đốt tự nhiên Nga, châu Âu đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, nhưng chi phí cao đang gây căng thẳng cho nền kinh tế.
Tại một bến tàu mới xây dọc theo sông Elbe ở Đức, các tàu từ Mỹ miệt mài cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cho các nhà máy và hộ gia đình địa phương.
Ở miền trung Tây Ban Nha, một "khu rừng" tua bin gió được xây dựng trên đỉnh núi đã hòa vào lưới điện quốc gia. Trong các tòa nhà chính phủ Pháp, nhiệt độ được điều chỉnh xuống thấp hơn mức bình thường vào mùa đông để tiết kiệm điện.
Ba năm kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, làm bùng phát cuộc khủng hoảng năng lượng trên khắp châu Âu, toàn bộ lục địa đã thay đổi cách họ sản xuất và lưu trữ năng lượng.
Khí đốt tự nhiên Nga, nguồn năng lượng lâu đời của châu Âu, được thay thế bằng các nguồn khác. Sản lượng điện gió và mặt trời đã tăng vọt khoảng 50% kể từ năm 2021. Các nhà máy điện hạt nhân mới đang được lên kế hoạch xây dựng trên khắp châu lục.
Nhưng an ninh năng lượng châu Âu vẫn rất mong manh. Khu vực này sản xuất ít khí đốt tự nhiên hơn nhiều so với mức tiêu thụ và vẫn phụ thuộc phần lớn vào các quốc gia khác.
Một trạm trung chuyển LNG tại Wilhelmshaven, Đức, tháng 12/2022. Ảnh: Reuters
Linh hoạt để giảm phụ thuộc vào Nga
Chiến sự Nga - Ukraine năm 2022 đã phơi bày việc châu Âu phụ thuộc vào năng lượng Nga, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, như thế nào.
"Năng lượng có vẻ rẻ, nhưng nó khiến chúng ta phải đối mặt với tình trạng bị tống tiền", Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU), tháng trước phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Giá cả đã tăng vọt vào năm 2022 do lo ngại Nga sẽ cắt đứt hoàn toàn dòng khí đốt vào châu Âu, kết hợp với các yếu tố khác. Hàng loạt quốc gia liên kết với nhau để chia sẻ nhiên liệu và các nguồn năng lượng khác, đồng thời xây mới hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng nhằm tăng tốc vận chuyển.
Những nỗ lực này được dự báo giúp giảm tình trạng phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga từ mức 35% năm 2021 xuống còn 8% vào năm 2025, theo Anna Galtsova, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường S&P Global Commodity Insights.
Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, chủ yếu thông qua mạng lưới đường ống.
Anatol Feygin, giám đốc thương mại tại Cheniere Energy, công ty xuất khẩu LNG Mỹ, nhận xét châu Âu đã đạt được "khả năng linh hoạt mà họ không có thời trước xung đột".
Hỗ trợ cho bước thay đổi này là các chương trình khuyến khích hộ gia đình và tòa nhà chính phủ không chỉnh độ nhiệt độ cao hơn 19 độ C vào mùa đông. Các nhà máy trên khắp châu Âu cũng điều chỉnh sản xuất để tránh hóa đơn điện tăng cao. Các sáng kiến khác, như yêu cầu các cửa hàng tắt đèn sớm vào buổi tối, cũng được tích cực triển khai.
Các turbine gió tại Scheveningen, Hà Lan, tháng 8/2022. Ảnh: Reuters
Châu Âu đã xây dựng nhiều dự án năng lượng tái tạo hơn nhằm thu hẹp lỗ hổng. Trước xung đột Nga - Ukraine, khoảng 1/3 lượng điện của châu Âu đến từ năng lượng tái tạo. Năm 2024, lần đầu tiên các trang trại gió và năng lượng mặt trời đã tạo ra nhiều điện hơn nhiên liệu hóa thạch, theo S&P Global Commodity Insights.
"Đây là một thay đổi to lớn và nó phản ánh những thay đổi chính sách nhằm đưa các nguồn năng lượng thay thế vào hệ thống", Tim Gould, chuyên gia Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trụ sở ở thủ đô Paris, Pháp, bình luận.
Nhưng việc chuyển sang năng lượng tái tạo rất tốn kém, giới chuyên gia lưu ý. Các ngành như điện gió và mặt trời đã có những tiến bộ lớn, nhưng vẫn cần nhiều đầu tư để lấp đầy khoảng trống trong thời kỳ gió và nắng yếu.
LNG
Để "cai" khí đốt được chuyển bằng đường ống từ Nga, nhiều nước đã chuyển sang LNG. Khu vực cũng đang chứng kiến xu hướng bùng nổ các nhà ga tiếp nhận LNG, đặc biệt là ở Đức, nơi từng không có trạm nào trước cuộc khủng hoảng năng lượng.
Một điều đáng chú ý là dù lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga qua đường ống đã giảm mạnh, châu Âu lại tăng mua LNG từ chính Nga, được vận chuyển qua cảng. Tổng thống Trump đã kêu gọi châu Âu nhập khẩu nhiều nhiên liệu hơn từ Mỹ và bà von der Leyen gợi ý rằng LNG Mỹ có thể thay thế nhiên liệu Nga.
Tuy nhiên, giới quan sát chỉ ra LNG vẫn là lựa chọn tương đối đắt đỏ và châu Âu có thể phải cạnh tranh nguồn cung với các nước châu Á như Trung Quốc và Hàn Quốc. Việc giá LNG gần đây tăng vọt lên mức cao nhất một năm đã gây tổn hại cho các doanh nghiệp và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt của khu vực.
Natasha Fielding, giám đốc công ty nghiên cứu Argus Media ở London, cho biết trong đợt giá lạnh vào tháng 1, một số tàu LNG của Mỹ vốn có lịch đến châu Á đã đổi hướng tới châu Âu.
"Châu Âu đã có những bước tiến thực sự đáng chú ý", David L. Goldwyn, đặc phái viên năng lượng của Bộ Ngoại giao Mỹ dưới chính quyền Bill Clinton và Barack Obama, nhận xét. "Nhưng khi thời tiết lạnh hơn và mức cạnh tranh từ châu Á đối với nguồn cung LNG tăng lên, tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn".
Nguồn cung khí tự nhiên đến EU và Anh. Đồ họa: S&P Global
Khó khăn
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã giảm so với mức cao kỷ lục năm 2022, nhưng đến năm 2024, giá vẫn gấp đôi mức trung bình 5 năm trước khi nổ ra xung đột, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Chi phí khí đốt cao đã góp phần làm tăng lạm phát và khiến các nhà máy sử dụng hàng nghìn lao động ở châu Âu phải đóng cửa hoặc chuyển đến các quốc gia có năng lượng rẻ hơn.
Một số tên tuổi lớn nhất châu Âu đang cắt giảm hoạt động. Gã khổng lồ hóa chất Đức BASF cho biết họ sẽ ngừng một số hoạt động sản xuất tại cơ sở ở Ludwigshafen, gần biên giới Pháp, đồng thời thực hiện khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất lịch sử vào Trung Quốc, nơi năng lượng rẻ hơn tới 2/3 so với châu Âu.
Giá khí đốt cao còn dẫn đến chi phí sản xuất amoniac, thành phần quan trọng trong phân bón, cao hơn. Yara International, công ty phân bón lớn có trụ sở tại Na Uy, đang ngừng sản xuất amoniac tại nhà máy ở Tertre, Bỉ. Điều này có thể khiến họ phải cắt giảm tới hơn 100 việc làm.
"Giá năng lượng cao là thách thức lớn đối với khả năng cạnh tranh của châu Âu", một phát ngôn viên công ty cho hay.
Khủng hoảng năng lượng đã dẫn đến cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đau đớn cho các hộ gia đình trên khắp châu Âu. Gần 10% dân số nói rằng họ không thể giữ ấm cho ngôi nhà của mình và nhiều hộ gia đình đã chậm thanh toán hóa đơn điện.
"Chúng ta ở trạng thái bấp bênh về năng lượng", Niki Vouzas, phát ngôn viên Liên đoàn các Gia đình Nông thôn Quốc gia Pháp, nói. "Mọi người đang sưởi ấm ngôi nhà của họ ở mức thấp hơn và trữ khí đốt ít đi".
Thời tiết lạnh hơn gần đây đã khiến châu Âu phải rút kho tích trữ cho mùa đông với tốc độ nhanh hơn năm trước, dẫn đến lo ngại rằng việc xây dựng lại các kho này trong mùa hè có thể tốn kém hơn.
"Thách thức trong mùa hè năm nay là phải bổ sung nguồn dự trữ trước mùa đông năm sau", Fielding nói.
Dù giá khí đốt ở mức cao, tổng sản lượng khí đốt ở châu Âu trong những năm gần đây lại giảm. Mức thuế cao hơn đã cản bước các nhà đầu tư vào mỏ ở Biển Bắc của Anh. Hà Lan đang đóng cửa mỏ Groningen từng rất trù phú sau khi hoạt động sản xuất gây ra động đất. Sản lượng trong nước ở EU và Anh chiếm chưa đến 20% mức tiêu thụ vào năm 2024, theo ước tính từ S&P Global Commodity Insights.
OMV của Áo là một trong số ít công ty đặt mục tiêu tăng sản lượng khí đốt ở châu Âu. Họ cho rằng đây là lựa chọn duy nhất để chi phí năng lượng tại châu Âu hạ xuống mức ngang các khu vực khác.
"Chúng ta đã qua đỉnh điểm khủng hoảng", Michael Stoppard, giám đốc chiến lược khí đốt toàn cầu tại S&P Global Commodity Insights, nói. "Nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi khó khăn".
Vũ Hoàng (Theo Reuters, AFP, AP)
Nga đã thả cựu nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ Mark Fogel. Đặc phái viên của Trump về Trung Đông Steve Witkoff đã đến Moscow vì mục đích này, Nhà Trắng đưa tin.
Năm 2022, người Mỹ này đã bị kết án 14 năm tù tại một trại giam an ninh tối đa vì tội buôn lậu ma túy.
Hoa Kỳ cho biết việc thả Fogel là biểu hiện của "thiện chí" từ phía Nga và là "dấu hiệu tốt" trên con đường chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Theo các nguồn tin khác, đây là một cuộc trao đổi tù nhân, không phải là một cuộc thả đơn phương. Tuy nhiên, không rõ Hoa Kỳ có thể đã thả ai.
https://twitter.com/MaimunkaNews/status/1889474965138722911
Trump: Nga đã đối xử với Hoa Kỳ 'rất tốt' và điều này có thể chấm dứt chiến tranh.
Đây là cách tổng thống Hoa Kỳ bình luận với giới truyền thông về sự trở về của Vogel người Mỹ, người đã bị kết án ở Nga.
Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng đây sẽ là "sự khởi đầu" của mối quan hệ dẫn đến chấm dứt xung đột ở Ukraine️:
"Nga đã đối xử với chúng tôi rất tử tế. Tôi hy vọng rằng đây là sự khởi đầu của một mối quan hệ mà chúng tôi có thể chấm dứt cuộc chiến này", AFP trích lời Trump nói.
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Một máy bay phản lực quân sự SU-24MR của Nga đã bay vào không phận Ba Lan tại khu vực vịnh Gdansk của Biển Baltic vào thứ Ba.
Máy bay Nga đã bay 6,5 km vào không phận Ba Lan và ở đó trong hơn 1 phút trước khi thay đổi hướng bay, Bộ chỉ huy tác chiến cho biết.
Máy bay phản lực đang thực hiện chuyến bay từ vùng đất Kaliningrad của Nga.
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Lính Ukraine đang đầu hàng quân đội Nga tại làng Dachne, quận Pokrovsk thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Kynh. Mưu cao thật. Đổ quân chiếm đất Kursk để lấy đất Kursk làm vật trao đổi.
Khôn như anh thì ... thôi không nói nữa.
https://vnexpress.net/ong-zelensky-ukraine-muon-trao-doi-lanh-tho-voi-nga-4848398.html
Tổng thống Zelensky nói Ukraine muốn trao đổi khu vực mà họ chiếm ở tỉnh Kursk của Nga lấy một vùng lãnh thổ khác, song không nêu vị trí cụ thể.
Trong cuộc phỏng vấn với Guardian ngày 11/2, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết nếu Tổng thống Donald Trump thực sự đưa Moskva và Kiev vào bàn đàm phán, ông sẽ đề nghị trao đổi khu vực Ukraine chiếm được ở tỉnh Kursk lấy lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát.
"Chúng tôi sẽ đổi lãnh thổ này lấy một vùng đất khác", ông Zelensky nói, song thêm rằng chưa biết Ukraine sẽ đề nghị đổi lại khu vực nào. "Tôi chưa biết, chúng tôi sẽ xem xét. Tuy nhiên, tất cả vùng lãnh thổ của chúng tôi đều quan trọng, không có ưu tiên nào".
Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và 4 tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia vào cuối năm 2022. Phương Tây và Ukraine lên án và tuyên bố không công nhận việc này.
Ukraine hồi tháng 8/2024 phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm vào tỉnh Kursk của Nga, đặt mục tiêu buộc đối phương rút quân về để bảo vệ biên giới và tạo đòn bẩy cho các cuộc đàm phán tương lai.
Tuy nhiên, tình hình không như Ukraine kỳ vọng. Sau thời gian đầu bị bất ngờ, Nga đã củng cố lực lượng và huy động hàng chục nghìn quân cho mặt trận Kursk, trong khi vẫn duy trì đà tiến quân ở nơi khác. Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/1 thông báo nước này giành lại 62,3% lãnh thổ bị Ukraine chiếm ở tỉnh Kursk.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong họp báo tại Kiev ngày 10/2. Ảnh: AP
Đề cập tới ý tưởng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của châu Âu tới Ukraine sau khi có lệnh ngừng bắn, ông Zelensky nhận định nhiệm vụ như vậy chỉ thành công với lực lượng quy mô lớn.
"Ý tưởng của ông Macron, nếu đó là một phần của đảm bảo an ninh, phải cần 100.000-150.000 binh sĩ châu Âu mới thành công", ông Zelensky nói. "Dù điều này xảy ra, chúng tôi vẫn không có lực lượng cùng cấp độ với quân đội Nga".
Theo ông Zelensky, châu Âu khó lòng đồng ý triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu tới Ukraine, động thái mà Nga sẽ không chấp nhận trong các cuộc đàm phán. Ông nhận định một phái bộ gìn giữ hòa bình với năng lực ít hơn khó thực hiện thành công nhiệm vụ, trừ khi họ đảm bảo sẽ đối đầu với Nga nếu nước này tiếp tục tiến công.
"Tôi sẽ nói thẳng rằng tôi không nghĩ lực lượng của Liên Hợp Quốc hay bất cứ lực lượng tương tự từng giúp bất cứ ai trong lịch sử. Chúng tôi không thể thực sự ủng hộ ý tưởng này", ông Zelensky nói. "Chúng tôi ủng hộ lực lượng gìn giữ hòa bình nếu đó là một phần của thỏa thuận đảm bảo an ninh. Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng nếu không có sự tham gia của Mỹ, điều này bất khả thi".
Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: RYV
Ông Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm nhanh chóng chấm dứt giao tranh trong xung đột ở Ukraine, trong khi Tổng thống Zelensky kêu gọi Mỹ đảm bảo an ninh chặt chẽ như một phần của bất kỳ thỏa thuận nào với Nga.
Phản ứng trước ý tưởng của ông Zelensky, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng lực lượng Ukraine hiện chỉ kiểm soát khu vực nhỏ ở Kursk. "Những tuyên bố như vậy của ông Zelensky nhằm che giấu tình thế thê thảm của quân đội Ukraine tại đây", bà nói.
Nguyễn Tiến (Theo AFP, AP)
"Những con đường tử thần" dành cho Lực lượng vũ trang Ukraine theo hướng Nam Donetsk.
Chỉ trong ba ngày qua, các máy bay không người lái FPV đã thiêu rụi 5 xe bọc thép chiến đấu, 12 khẩu pháo dã chiến, một tá rưỡi xe và hơn mười vị trí súng cối ở khu vực Velyka Novosyolka, Dneproenergiya, Novy Komar và Konstantinopol.
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Người bắt lính Ukraine đã đánh đập "những người tình nguyện", bắt cóc họ và "nhét" họ vào những chiếc xe tải nhỏ khi họ tự vệ.
Người lính Matyash đã giải thích những gì "thực sự" đang diễn ra trên đường phố khắp cả nước.
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Hoa Kỳ sẽ không gửi quân tới Ukraine - Hegseth.
Ông cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ có thể xem xét lại số lượng quân ở châu Âu sau khi ký kết thỏa thuận hòa bình về Ukraine và Trump có ý định thực hiện điều đó một cách nhanh chóng.
“ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Thả con săn sắt.
https://vnexpress.net/nga-tha-cong-dan-my-sau-khi-phai-vien-cua-ong-trump-den-moskva-4848395.html
Marc Fogel, bị bắt tại Nga vào năm 2021, được trả tự do sau khi đặc phái viên của ông Trump về Trung Đông Steve Witkoff đến Moskva thương lượng.
Giáo viên người Mỹ Marc Fogel, 66 tuổi, đã được Nga trả tự do sau hơn ba năm ngồi tù và đang trên đường trở về nước, theo thông báo từ Nhà Trắng ngày 11/2.
Fogel, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ, bị bắt tại một sân bay ở Nga vào năm 2021 với cáo buộc tàng trữ trái phép cần sa. Ông khai nhận mang theo một lượng nhỏ cần sa y tế được kê đơn hợp pháp tại Mỹ, nhưng vẫn bị kết án 14 năm tù.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz cho biết việc Fogel, 63 tuổi, được phóng thích diễn ra trong khuôn khổ "một cuộc trao đổi" với Nga, nhưng không tiết lộ thêm chi tiết. Ông nói rằng Steve Witkoff, đặc phái viên về Trung Đông và các cố vấn của Tổng thống là những người đã đàm phán thỏa thuận.
Tuyên bố nói rằng Witkoff đã đến Moskva để đưa Fogel trở về. Adam Boehler, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về vấn đề con tin, cũng có mặt trên chuyến bay hồi hương Fogel.
Hai nguồn tin của CNN cho biết Witkoff tham gia vào sự việc này vì ông tận dụng các mối quan hệ ở Trung Đông để thúc đẩy thỏa thuận.
Waltz cho biết việc Nga trả tự do cho ông Fogel là "hành động thiện chí và là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang đi đúng hướng để chấm dứt cuộc chiến tàn khốc và khủng khiếp ở Ukraine".
Marc Fogel trên chuyến bay về Mỹ ngày 11/2. Ảnh: X/aboehler
Phía Nga chưa đưa ra bình luận.
Anne, chị gái của Fogel, nói mình cảm thấy "nhẹ nhõm vô cùng" khi biết tin em trai được tự do. "Tôi sẽ ăn mừng suốt 24 giờ tới", bà nói, thêm rằng đã nhận tin Fogel được chuyển khỏi trại giam ở Rybinsk từ tuần trước. Dù biết có khả năng Fogel sẽ được thả, gia đình vẫn lo lắng vì các cuộc đàm phán có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Fogel dự kiến đến Căn cứ Liên hợp Andrews, ngoại ô Washington tối 12/2, nơi ông sẽ gặp lại vợ và các con. Trong một tuyên bố gửi CBS, vợ của Fogel cùng hai con trai Ethan và Sam cho biết: "Chúng tôi đã trải qua giai đoạn đen tối và đau đớn nhất trong cuộc đời, nhưng hôm nay chúng tôi bắt đầu hành trình chữa lành".
Đội ngũ luật sư của Fogel cảm ơn Tổng thống Trump vì vai trò của ông trong cuộc đàm phán, đồng thời chỉ trích "sự trì trệ quan liêu" của chính quyền cựu tổng thống Joe Biden trước đó. "Tổng thống Trump đã đạt được thỏa thuận trả tự do cho Marc Fogel chỉ sau vài tuần, không lãng phí thời gian mà hành động dứt khoát để đưa ông về nhà", nhóm luật sư tuyên bố.
Dù Fogel bị giam từ năm 2022, đến tháng 12/2024, chính phủ Mỹ mới xếp ông này vào diện bị giam giữ sai trái. Gia đình ông từng nhiều lần thúc giục cựu Tổng thống Joe Biden can thiệp nhưng thất vọng khi Fogel bị bỏ qua trong các cuộc trao đổi tù nhân vào năm 2022 và 2024.
Thanh Danh (Theo BBC, CNN, CBS)