70 năm chiến thắng ...
 
Notifications
Clear all

70 năm chiến thắng Điên Biên Phủ

234 Bài viết
20 Thành viên
1042 Likes
2,912 Lượt xem
friendship2k
(@friendship2k)
Trưởng thành
Được ưa thích
Trung lưu
Tài sản: 13862.38
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 1459
Topic starter  

Giải phóng cà chua bộ đội ta vác cua về xào ....

Ngày bé em vẫn nghe bài hát chế Giải phóng Điện Biên. Giờ vẫn thích nghe vì nhạc quá hay, rất hào hùng.

Rảnh rỗi lọ mọ thấy có bài báo hay, cửu về để chúng ta ôn lại những ngày tháng 5 lịch sử oai hùng 70 năm trước.

https://baobackan.com.vn/ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-tran-danh-mo-man-quyet-chien-tren-cu-diem-him-lam-post61573.html

 


   
Minh Chu, Ngo rung, Alehap and 12 people reacted
Trích dẫn
friendship2k
(@friendship2k)
Trưởng thành
Được ưa thích
Trung lưu
Tài sản: 13862.38
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 1459
Topic starter  

Bài hát Giải phóng Điện Biên

 


   
Big bang, ThangTeo, Phan khoi lon and 8 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
friendship2k
(@friendship2k)
Trưởng thành
Được ưa thích
Trung lưu
Tài sản: 13862.38
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 1459
Topic starter  

Phim tài liệu về Chiến dịch Điện Biên Phủ

 


   
Big bang, ThangTeo, Phan khoi lon and 8 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
flash001
(@flash001)
Thanh niên
Nhanh nó vừa thôi
Cư dân
Tài sản: 5814.25
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 244
 

Chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Em đánh dấu xem thêm tư liệu ạ.


   
Big bang, ThangTeo, Cadjc and 7 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
meotamthe
(@meotamthe)
Trưởng thành
Được ưa thích
Đạo khả đạo phi thường đạo
Trung lưu
Tài sản: 11358.64
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 2363
 

Trước nhà em có quyển về Điện Biên Phủ, trong đấy có thuật ngữ chuột cống chỉ lính Pháp trong căn cứ phải sống chui rúc trong hầm hào úng nước, không dám đứng thẳng do sợ đầu cao quá hào bị trúng bắn tỉa, hàng ngày chờ đồ tiếp tế thả dù và lần bò lấy đồ tiếp tế dưới làn đạn bắn tỉa của quân ta, chính cái kiểu đào hào vây xiết từ từ nó làm tan rã sỹ khí rất khủng khiếp. Sắp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, em đánh dấu lại để hóng thêm tư liệu.


   
Alehap, Big bang, Khuc Thuy Du and 13 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
friendship2k
(@friendship2k)
Trưởng thành
Được ưa thích
Trung lưu
Tài sản: 13862.38
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 1459
Topic starter  

Quá khủng các cụ ạ.

Cuộc chiến Nga - U cà đang diễn ra các cụ thấy lính được xe chuyển ra tận chiến hào. Tấn công thì có máy bay, xe tăng, pháo trợ chiến. Đồ ăn thì sẵn.

Trở lại chiến dịch Điện Biên toàn thấy phần lớn dùng sức người : đôi chân, đôi tay để mang vác từng thứ một lên trận địa.

Pháo thì tháo thành nhiều bộ phận nhỏ đủ để từng người/ nhóm người khiêng vác.

Khủng nhất là vụ mang gạo lên chiến dịch : mang đi 10 cân thì người mang phải dùng mất quá nửa, còn non nửa đến được với chiến sĩ. Sức chịu đựng của quân và dân ta ntn thì sao Điện Biên Phủ không thất thủ.


   
Alehap, Big bang, bridge and 7 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
Hóng hớt
(@toidihong)
Trung niên
Được ưa thích
Ngồi lê đôi mách hóng hớt
Trung lưu
Tài sản: 16757.36
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 2951
 

Em lót dép vào hóng. Những chiến thắng như thế này chúng ta cần ôn lại thường xuyên để nhắc nhở các thế hệ không bao giờ được quên ông cha chúng ta đã sống và chiến đấu như thế nào.


   
49ctt, altis-2011, ThangTeo and 7 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
flash001
(@flash001)
Thanh niên
Nhanh nó vừa thôi
Cư dân
Tài sản: 5814.25
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 244
 

img 2 1710299138777

Ảnh em nhặt trên mạng, đang tập luyện chuẩn bị diễu binh diễu hành kỉ niệm 70 năm ạ 👍


   
Big bang, Khuc Thuy Du, bridge and 9 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
Cô Cô
(@coco)
Thanh niên
Liễu ám hoa minh Cô Cô
Được ưa thích
Cư dân
Tài sản: 3604.95
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 843
 

Hihi, em đang định lọ mọ làm cái thớt ĐBP, may quá có thớt rùi

Thôi em đi ngụ, mai hóng hớt với các cụ :))

Sáng tai họ, điếc tai cày


   
Ngo rung, ThangTeo, U Cay and 4 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
Cadjc
(@cadjc)
Công dân
Được ưa thích
Tài sản: 310.37
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 1099
 

Ngày 13/3/1954, bộ đội ta nổ súng tiến công cứ điểm Him Lam, một trung tâm đề kháng mạnh do tiểu đoàn 3 thuộc bán lữ đoàn lê-dương thứ 13 (3/13 DBLE) - "một đơn vị thần thoại chưa bao giờ bị thua một trận nào" phòng giữ.

Trận đánh mở màn chiến dịch kết thúc vào hồi 23 giờ 30 phút. Trung tâm đề kháng Him Lam hoàn toàn bị tiêu diệt. Tiểu đoàn 3/13 DBLE bị xóa sổ, 200 tên địch bị bắt sống.

image

"Mobilis in Mobile" ― Jules Verne


   
Alehap, Big bang, bridge and 6 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
Cadjc
(@cadjc)
Công dân
Được ưa thích
Tài sản: 310.37
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 1099
 

THAY ĐỔI CÁCH ĐÁNH, ĐIỀU KỲ DIỆU

 

        Kéo pháo vào:

        - Ha... i ba nào! Ha... i ba nào!

        Sau mỗi lần hô, cả khối người nắm chặt dây tời, choãi chân, rạp mình xuống kéo. Cuộc kéo pháo bằng tay bắt đầu từ tối 15 tháng 1 năm 1954, sau khi chỉ không đầy một ngày đêm, bằng quyết tâm và sức lao động phi thường, gần 5.000 cán bộ, chiến sĩ công binh và bộ binh ta đã hoàn thành một con đường rộng 3,5 mét, dài gần 15 ki-lô-mét, bắt đầu từ cửa rừng bản Nà Nhạn bên đường 41, xuyên rừng rậm, vượt núi cao, qua đỉnh Pu Pha Sông cao ngất, rồi đổ xuống vực Nậm Kho Hu sâu thẳm, vươn tới bắc Bản Tấu trên đường Điện Biên - Lai Châu.

        Chủ trương kéo pháo bằng tay nằm trong kế hoạch tác chiến của Bộ chỉ huy chiến dịch (bộ phận đi trước), theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", với quyếi tâm tiêu diệt cứ điểm Trần Đình (mật danh Điện Biên Phủ) trong 3 đêm, 2 ngày.

        Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, chỉ huy trưởng chiến dịch đi sau, lên đường từ Việt Bắc ngày 5 tháng 1 năm 1954, đến 12 tháng 1 mới tới sở chỉ huy lâm thời ở hang Thẩm Púa.

        Sau khi nghe Tham mưu trưởng chiến dịch Hoàng Văn Thái báo cáo kế hoạch, Đại tướng cảm thấy vô cùng phân vân, vì nó hoàn toàn khác với suy tính của Đại tướng tníổc đó. Trong bản báo cáo ngày 6 tháng 12 năm 1953 gửi Bộ Chính trị, Đại tướng ước tính thời gian tác chiến ở Điện Biên Phủ phải mất khoảng 45 ngày, chưa kể thời gian tập trung bộ đội và thời gian làm công tác chuẩn bị.

        Nhưng vì vừa mới đến, chưa có đủ yếu tố để bác bỏ phương án đã chọn của bộ phận đi trước, của tập thể Đảng ủy mặt trận (gồm các đồng chí Hoàng Văn Thái (Tham mưu trưởng), Lê Liêm (Chủ nhiệm chính trị), Đặng Kim Giang (Chủ nhiệm cung cấp), có sự tham gia ý kiến của đoàn cố vấn Trung Quốc do đồng chí Mai Gia Sinh làm phó đoàn, nên Đại tướng Võ Nguyên Giáp chấp thuận kế hoạch theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", trong đó có việc làm con đường xuyên rừng 15 ki-lô-mét và cuộc kéo pháo bằng tay vào các trận địa hướng bắc.

        Tất cả các đơn vị từ cán bộ đến chiến sĩ đều quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để nhanh chóng đưa pháo vào trận địa. Nhưng một đêm rồi hai đêm, cho đến đêm thứ 10, thay vì ba đêm theo kế hoạch, chỉ có hai đại đội lựu pháo 105 ly và hai đại đội cao pháo 37 ly - tức một phần ba lực lượng - vào được đến nơi, nép mình trong những công sự dã chiến, 16 khẩu pháo còn lại, gồm 8 khẩu 37 ly và 8 khẩu 105 ly vẫn còn đang nằm rải rác trên đường kéo pháo.

        Trận địa của hai đại đội pháo cao xạ chúng tôi (815 và 827) nằm giữa cánh đồng Bản Tấu - Nà Hi, với 8 khẩu pháo 37 ly, được ngụy trang bằng rơm rạ trong những công sự lộ thiên đào đắp sơ sài.

        Chiều hôm ấy, 25 tháng 1 năm 1954, toàn mặt trận sẵn sàng chờ lệnh nổ súng.

        Bỗng như sét đánh ngang tai, một mệnh lệnh được ban xuống từ sở chỉ huy mặt trận: "Hoãn tiến công! Kéo pháo ra, về vị trí cũ!".

 

        Kéo pháo ra:

        Cho đến nay đã 50 năm mà tôi còn nhớ rõ, trưa ngày 26 tháng 1 năm 1954, tại sở chỉ huy Tiểu đoàn pháo cao xạ 383, thực chất là một cái bàn nhỏ, kê tạm bên một gốc cây ven rừng, trên đặt một máy điện thoại tay quay (tổng đài 10 cửa) và một cuốn sổ ghi điện. Tôi đang làm nhiệm vụ trực ban (hồi ấy tôi là sĩ quan tham mưu tiểu đoàn) bỗng có tiếng chuông điện thoại reo. Nhấc máy, tôi nghe giọng nói quen thuộc của anh Bích, Trung đoàn phó Trung đoàn pháo cao xạ 367, phụ trách chỉ huy lực lượng tiền phương trung đoàn:

        - A lô! Tôi Thành đây! Cho tôi gặp đồng chí Bích (Thành là bí danh của Tham mưu trưởng mặt trận Hoàng Văn Thái).

        - Báo cáo anh Thành, tôi Bích đây ạ!

        - Anh Bích chú ý! Có lệnh hoãn cuộc tiến công. Cho kéo pháo về vị trí cũ. Lệnh này phải được chấp hành như một mệnh lệnh chiến đấu.

        Như có luồng điện chạy qua người, tôi cảm thấy bàng hoàng tột độ. Nín thở, tôi áp chặt ống nghe vào tai và cảm thấy anh Bích hình như đang lặng người đi trong giây lát.

        - Thế còn tư tưởng bộ đội thì sao ạ?

        - Trước hết hãy chấp hành nghiêm lệnh kéo pháo ra. Mọi thắc mắc giải đáp sau.

        - Rõ!

        Nghe đến đây tôi thấy trong người bần thần khó tả và cũng chưa dám đeni câu chuyện mình vừa được nghe lén kể lại với ai.

        Chuông điện thoại lại reo. Tôi chộp lấy ống nghe. Tiếng của anh Bích:

        - "Nha An", "Nha Bảo"1 ("Nha An" là mật danh tiểu đoàn 838, "Nha Bảo" là mật danh tiểu đoàn 394. Các đồng chí Giang, Hậu là tiểu đoàn; Loan Ty là chính trị viên hai tiểu đoàn 383, 394) đâu? Mời anh Giang, anh Hậu hoặc anh Loan, anh Ty ra cầm máy.

        Cuộc đối thoại lần này cũng y hệt như lần trước giữa Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và anh Bích.

        Tin đột ngột ấy được truyền nhanh xuống tận chiến sĩ, gây nên một cú choáng trong đơn vị chúng tôi. Nhiều anh em yên lặng, thẫn thờ. Cũng có người bộc trực nói thẳng: "Biết bao gian khổ mới đưa pháo được đến đây. Thế mà bây giờ lại không đánh nữa, kéo pháo ra".

        Kéo pháo ra so với kéo pháo vào gian nan gấp bội phần. Những giàn lá ngụy trang đã úa vàng từng mảng, đường kéo pháo đã bị lộ từng phần. Máy bay trinh sát của địch suốt ngày lượn vòng soi mói, chỉ điểm cho pháo bắn vào những chỗ nghi ngờ. Trụ tời lung lay. Dây thừng sau nhiều ngày đêm chịu đựng đã bị sờn, ải. Bộ đội mệt mỏi và đói ngủ lạ lùng...

        Tuy nhiên, điều kỳ diệu sau đó đã diễn ra trên đường kéo pháo. Các bí thư họp ngay chi bộ Đảng bàn cách lãnh đạo, sau đó phổ biến cấp tốc kế hoạch cho cán bộ, chiến sĩ. Lòng tin tuyệt đối vào cấp trên, kỷ luật tự giác của đội quân cách mạng đã thắng. Tất cả mọi vướng mắc tạm dẹp sang một bên. Đơn vị triển khai ngay công tác chuẩn bị: củng cố trụ tời, vào rừng tìm kiếm dây mây, dây song thay những đoạn dây thừng bị bở, đứt; sửa lại đường kéo pháo; thay mới những giàn ngụy trang. Tất cả 48 khẩu pháo nhất loạt quay đầu. Đơn vị nào vào sau thì ra trước. Đơn vị vào trước thì ra sau.

        "Cốc! Cốc!", tiếng mõ thay cho tiếng hô "hai, ba nào" vì các cán bộ đã khản đặc cả cổ. Hàng trăm chiến sĩ lại rạp mình kéo những khẩu pháo nặng trên 2 tấn, vượt trở lại những dốc "Ngựa", dốc "Cây cụt", đèo "ông Mậu", dốc "Bảy tời", dốc "Chuối" đã đi qua lần trước, để sau mười đêm, tất cả an toàn trở về nơi tập kết cũ.

        Tờ mờ sáng 6 tháng 2 năm 1954 (mùng 4 Tết Giáp Ngọ), tại một khu rừng thưa gần ki-lô-mét 62 đường Tuần Giáo - Điện Biên, đông đảo cán bộ hai trung đoàn Tất Thắng và Hương Thủy1 (Tất Thắng: mật danh cùa Trung đoàn trọng pháo 45. Hương Thủy: mật danh của Trung đoàn cao pháo 367) vui mừng đón Đại tướng Tổng Tư lệnh đến thăm. Đại tướng nhiệt liệt khen ngợi đơn vị công binh, pháo binh, bộ binh đã bảo vệ an toàn, nguyên vẹn 24 khẩu lựu pháo và 24 khẩu cao pháo, tài sản quý giá của quân đội ta.

        Về lý do tại sao phải kéo pháo ra, Đại tướng giải thích ngắn gọn, đó là để tiếp tục chuẩn bị lại cho đầy đủ hơn, bảo đảm đánh chắc thắng.

        Sau khi chuyển lời chúc tết của Bác Hồ, của Trung ương Đảng, Chính phủ đến cán bộ, chiến sĩ, Đại tướng căn dặn: "Các đồng chí phải tiếp tục giữ bí mật binh chủng đến cùng, phải hết sức tiết kiệm đạn, phải đoàn kết hợp đồng với đơn vị bạn thật tốt, cán bộ phải thương yêu chiến sĩ, đồng cam cộng khổ với anh em".

        Rồi Đại tướng báo tin vui: "Trong khi các cậu kéo pháo ra thì quân của anh Vương Thừa Vũ2 (Tức Đại đoàn 308 do đồng chí Vương Thừa Vũ làm Đại đoàn trướng) phối hợp với quân bạn Pathét Lào đã bất thần mở cuộc tiến công sang hướng Thượng Lào, tiêu diệt 17 đại đội địch, đập tan phòng tuyến sông Nậm Hu, tiến sát sông Mê Công, chỉ cách thủ đô Luông Pha Băng 15 ki-lô-mét".

        Không khí vui vẻ hẳn lên, Đại tướng nói tiếp: "Để đưa chiến dịch đến toàn thắng, Đảng yêu cầu các đồng chí phải cố gắng nhiều hơn nữa. Phải dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phải tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch. Ngay từ lần đầu xuất hiện, các đồng chí phải làm cho quân thù khiếp sợ trọng pháo và cao pháo Việt Nam".

        Mọi người lắng nghe như nuốt từng lời của Tổng Tư lệnh, mọi tư tưởng đã hoàn toàn thông suốt. Tất cả sẵn sàng để lao vào một cuộc "đại chuẩn bị" sẽ được tiến hành ngay ngày hôm sau.

        Rời khu rừng thưa, Đại tướng ghé thăm một đại đội lựu pháo và một đại đội cao pháo, ở đại đội pháo cao xạ 827, Đại tướng đến xem một khẩu đội thao tác bắt mục tiêu và nghe giới thiệu về tính năng pháo 37 ly. Tiểu đoàn trưởng Trịnh Duy Hậu báo cáo: "Đây là khẩu đội của Tô Vĩnh Diện". Đại tướng xúc động gật đầu.

        Hôm ấy Đại tướng Tổng Tư lệnh đã để lại trong lòng cán bộ, chiến sĩ chúng tôi những ấn tượng vô cùng sâu sắc.

 

        "Bộ óc bậc thầy":

        Như trên đã nói, chấp nhận kế hoạch giải phóng Điện Biên Phủ trong 3 đêm 2 ngày của bộ phận đi trước là ngoài dự kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông cảm thấy hoàn toàn không yên tâm, và thấy rằng cách "đánh nhanh" là rất khó thắng.

        Trong khi bộ đội tiến hành cuộc kéo pháo vào, Đại tướng tranh thủ thời gian chỉ đạo cơ quan tham mứu tổ chức điều tra, nghiên cứu, nắm lại tình hình địch, tình hình ta một cách kỹ lưỡng. Cuối cùng sau hớn một tuần lễ, Đại tướng đi đến nhận định: Trong thời gian bộ đội ta hành quân, tập kết, kéo pháo, chuẩn bị, thì quân địch ở Điện Biên Phủ cũng đã ra sức tăng cường lực lượng, tăng cường hệ thống phòng thủ của Tập đoàn cứ điểm lên rất nhiều. So với hồi đầu tháng giêng 1954, binh lực địch tăng thêm 3 tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo binh, 2 trung đội xe tăng, về tổ chức phòng ngự, chúng đã lập thêm nhiều cứ điểm mới, hình thành 8 trung tâm đề kháng mạnh, có thể chi viện lẫn nhau bằng pháo binh, xe tăng và quân cơ động; củng cố sân bay Mường Thanh trở thành đầu mối quan trọng của chiếc cầu hàng không Hà Nội - Điện Biên Phủ. Ngoài ra chúng còn nhận được sự yểm hộ bất cứ lúc nào của không quân Pháp trên toàn Đông Dương.

        Trong khi đó, bên phía ta, công tác chuẩn bị mọi mặt chưa đầy đủ. Binh hỏa lực ở đợt đầu trận đánh chưa bảo đảm ưu thế. Pháo binh của ta chưa có công sự, trận địa vững chắc, không có đường cơ động. Bộ binh chưa có đủ giao thông hào tiếp cận địch trên những địa hình trống trải, nhất là ở phía Tây. Bộ đội vừa buông tay kéo pháo, tuy quyết tâm cao, nhưng còn mệt mỏi, chưa lấy lại sức...

        Giờ đây một phần pháo binh đã vào vị trí, bộ binh của một số đơn vị đã ở tuyến xuất phát tiến công. Nếu quyết định hoãn cuộc tiến công vào thời điểm này thì sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng bộ đội thế nào? Và liệu có thể khắc phục được những khó khăn sẽ diễn ra, nhất là về tiếp tế?

        Trên tinh thần quyết đoán của người chỉ huy và lãnh đạo cao nhất, Đại tướng quyết định hoãn cuộc tiến công để họp Đảng ủy. Đêm hôm đó, như sau này ông kể lại, Đại tướng gần như thức trắng. Đồng chí quân y sĩ phải đi tìm ngải cứu đắp lên trán cho Đại tướng đỡ nhức đầu.

        Sáng 26 tháng 1, sau nửa giờ trao đổi thống nhất ý kiến với đồng chí Vi Quốc Thanh Trưởng đoàn cố vấn bạn, Đại tướng vào chủ trì cuộc họp Đảng ủy Mặt trận. Không khí có phần căng thẳng. Các Đảng ủy viên vẫn thiên về phương án "đánh nhanh" do thấy khó khăn về giải quyết tư tưởng và công tác tiếp tế, do nhận định rằng quân ta kỳ này có ưu thế binh hoả lục, đã có lựu pháo, cao pháo lần đầu bất ngờ xuất trận...

        Sau ít phút giải lao, vào họp lại, Đại tướng nói:

        - Khi tôi lên đường, Bác Hồ dặn phải đánh chắc thắng. Dù khó khăn đến đâu cũng phải nắm vững nguyên tắc cao nhất "đánh chắc thắng". Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Rồi Bác hỏi tôi: "Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại?". Tôi thưa: "Ở nhà đã có bộ phận chuyên trách do anh Văn Tiến Dũng, anh Nguyễn Chí Thanh đảm nhiệm và thường xuyên liên lạc với Sở chỉ huy tiền phương. Chỉ ngại là ở xa, không thường xuyên được xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Bác nói ngay: - "Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định".

        Đại tướng nói tiếp:

        - Chúng ta từng đồng chí một, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, hãy tỉnh táo đánh giá tình hình, cân nhắc khoa học và hãy phát biểu chính kiến của "Đánh nhanh" có bảo đảm chắc thắng 100% không?

        Đến lúc đó, tất cả các đảng ủy viên mới thấy rằng không thể nào bảo đảm chắc thắng 100% được. Đại tướng kết luận:

        - Ta giữ vững quyết tâm tiêu diệt Trần Đình, nhưng do tình hình đã khác, chúng ta nhất định phải thay đổi cách đánh, từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc" để bảo đảm chắc thắng. Ý kiến này tôi đã trao đổi thống nhất với đồng chí Trưởng đoàn cố vấn bạn. Nay quyết định: Hoãn cuộc tiến công! Kéo pháo ra! Chuẩn bị lại! Công tác chính trị phải bảo đảm cho bộ đội triệt để châp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đâu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương án mới.

        Tập thể Đảng ủy Mặt trận biểu quyết nhất trí với kết luận của đồng chí Bí thư. Lúc ấy là 11 giờ 40 phút ngày 26 tháng 1 năm 1954.

        Mệnh lệnh hoãn cuộc tiến công được chuyển ngay xuống các đại đoàn. Riêng Đại đoàn 308, được Đại tướng trực tiếp giao nhiệm vụ: "Tiến quân ngay sang hướng Luông Pha Băng. Dọc đường gặp địch thì tùy điều kiện cụ thể mà đánh phối hợp chặt chẽ với quân dân nước bạn. Giữ vững liên lạc. Có lệnh là trở về ngay!".

        Một lá thư "hoả tốc" được gửi lên Bộ Chính trị và Bác Hồ1 (Bằng một chiếc xe Jeep chạy suốt đêm). Mấy ngày sau có điện "tối khẩn" trả lời: "Bộ Chính trị, Bác chấp thuận đề nghị của Đảng ủy Mặt trận. Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ huy động toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ đánh thắng".

        "Quân lệnh như sơn", mệnh lệnh của Bộ chỉ huy đã được tất cả bộ đội trên toàn mặt trận chấp hành triệt để, trong đó có nhiệm vụ kéo pháo ra của các đơn vị pháo cao xạ chúng tôi.

        Đã có lần, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Quân đội nhân dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tâm sự: "Quyết định thay đổi cách đánh hồi đó là ấn tượng sâu sắc nhất đời tôi, không chỉ trong chiến dịch Điện Biên Phủ mà còn trong suốt cuộc đời chỉ huy của tôi nữa".

        Giôn Ken-nơ-đi (John F.Kennedy), luật gia Mỹ, Tổng biên tập Tạp chí Gioóc-giơ (Georges) đã có bài đăng trên Tạp chí này ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "bộ óc bậc thầy".

        Bu-đa-ren (Georges Boudarel), nhà sử học nổi tiếng của nước Pháp cùng với tác giả Ca-vi-glê-ô-li (Francois Caivgléoli) trong bài "Tướng Giáp suýt thất bại ở Điện Biên Phủ như thế nào?" đã có câu nhận xét: "Bằng quyết định thay đổi cách đánh, tướng Giáp đã tự đặt mình trên đường thắng lợi".

        Thử đặt câu hỏi: Nếu chiều hôm ấy, 26 tháng 1 năm 1954, cuộc tiến công theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" cứ nổ ra thì điều gì sẽ đến? Câu trả lời chỉ có thể là: Chiến dịch Điện Biên Phủ chắc chắn sẽ thất bại, về phía quân đội ta. Và nếu ở Điện Biên Phủ chúng ta thất bại thì hậu quả sẽ ra sao? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc kháng chiến của dân tộc? Xin dẫn ra đây lời tâm sự của hai vị tướng xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam.

        Đại tướng Lê Trọng Tấn, nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 trong chiến dịch Điện Biên Phủ: "Nếu hồi ấy ta không thay đổi cách đánh, thì chắc chắn phần lớn chúng tôi đã không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này".

        Thượng tướng Vương Thừa Vũ, nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 trong chiến dịch Điện Biên Phủ: "Nếu lúc đó cứ giữ phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta có thể phải kéo dài thêm 10 năm nữa!".

        50 năm đã trôi qua, lịch sử càng lùi xa, càng giúp chúng ta có điều kiện để đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ được đầy đủ hơn. Quyết tâm thay đổi phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đúng vào lúc quân đội đã triển khai xong lực lượng tiến công, chuẩn bị nổ súng là một quyết định dũng cảm, đầy trách nhiệm, khoa học và tuyệt đối chính xác.

 

LƯU TRỌNG LÂN (Trích sách Âm vang Điện Biên - NXB Thông tin và Truyền thông 2014)

 

"Mobilis in Mobile" ― Jules Verne


   
Minh Chu, Alehap, Big bang and 10 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
friendship2k
(@friendship2k)
Trưởng thành
Được ưa thích
Trung lưu
Tài sản: 13862.38
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 1459
Topic starter  

Đăng bởi: @coco

Hihi, em đang định lọ mọ làm cái thớt ĐBP, may quá có thớt rùi

Thôi em đi ngụ, mai hóng hớt với các cụ :))

Em đọc được bài Trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ thấy hay quá nên mở luôn nhưng tư liệu thiếu nhiều.

Cụ có gì cứ tương hết vào đây để chúng ta cùng ôn lại một trong những trang lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.  

 


   
Big bang, bridge, ThangTeo and 3 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
friendship2k
(@friendship2k)
Trưởng thành
Được ưa thích
Trung lưu
Tài sản: 13862.38
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 1459
Topic starter  

Đăng bởi: @cadjc

THAY ĐỔI CÁCH ĐÁNH, ĐIỀU KỲ DIỆU

 

        Kéo pháo vào:

        - Ha... i ba nào! Ha... i ba nào!

        Sau mỗi lần hô, cả khối người nắm chặt dây tời, choãi chân, rạp mình xuống kéo. Cuộc kéo pháo bằng tay bắt đầu từ tối 15 tháng 1 năm 1954, sau khi chỉ không đầy một ngày đêm, bằng quyết tâm và sức lao động phi thường, gần 5.000 cán bộ, chiến sĩ công binh và bộ binh ta đã hoàn thành một con đường rộng 3,5 mét, dài gần 15 ki-lô-mét, bắt đầu từ cửa rừng bản Nà Nhạn bên đường 41, xuyên rừng rậm, vượt núi cao, qua đỉnh Pu Pha Sông cao ngất, rồi đổ xuống vực Nậm Kho Hu sâu thẳm, vươn tới bắc Bản Tấu trên đường Điện Biên - Lai Châu.

       ................

        50 năm đã trôi qua, lịch sử càng lùi xa, càng giúp chúng ta có điều kiện để đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ được đầy đủ hơn. Quyết tâm thay đổi phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đúng vào lúc quân đội đã triển khai xong lực lượng tiến công, chuẩn bị nổ súng là một quyết định dũng cảm, đầy trách nhiệm, khoa học và tuyệt đối chính xác.

 

LƯU TRỌNG LÂN (Trích sách Âm vang Điện Biên - NXB Thông tin và Truyền thông 2014)

 

Quá hay.

Cụ post thêm đi ạ.

 


   
Big bang, ThangTeo, U Cay and 2 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
friendship2k
(@friendship2k)
Trưởng thành
Được ưa thích
Trung lưu
Tài sản: 13862.38
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 1459
Topic starter  

" Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm

Mưa dầm cơm vắt

Áo trộn bùn non

Gan không núng, chí không mòn" ....

Những câu thơ được học từ rất lâu nhưng vẫn đi theo ta mãi. Đến hôm nay nhớ lại vẫn còn xúc động.

Gửi các cụ thêm thông tin từ báo của Nhà nước :

https://dienbienphu.nhandan.vn/

This post was modified 2 tháng trước by friendship2k

   
Minh Chu, Big bang, Leo77 and 6 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
friendship2k
(@friendship2k)
Trưởng thành
Được ưa thích
Trung lưu
Tài sản: 13862.38
Tham gia: 1 năm trước
Bài viết: 1459
Topic starter  
image
image
image

Kéo pháo vào trận địa

image
image

Dân công hỏa tuyến

image
image

Bộ đội ta cắm cờ Quyết chiến Quyết thắng trên nóc hầm chỉ huy tại Đồi A1 chiều ngày 07/05/1954.

image

Quân Pháp đầu hàng

image
image

 


   
Alehap, Big bang, ThangTeo and 5 people reacted
Trả lờiTrích dẫn
Trang 1 / 16
Chia sẻ: