Cuối tháng 12-1966, trong một trận đánh với địch, trắc thủ Đỗ Danh Gia, Tiểu đoàn 91, Trung đoàn 278, Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không-Không quân bị thương nặng. Nhưng qua trận đánh này đã giúp ông tìm ra cách đánh tên lửa Shrike của không quân Mỹ.
Từng được chuyên gia Liên Xô huấn luyện về chuyên ngành tên lửa, Đỗ Danh Gia nắm vững kiến thức, cùng đồng đội hạ nhiều "giặc trời". Trong một trận đánh cuối năm 1966, khi ngồi bên màn hình radar, phát hiện tín hiệu lạ bay vào vùng nhiễu, trắc thủ phương vị Đỗ Danh Gia cùng trắc thủ góc tà Bùi Minh Sâm và trắc thủ cự ly Tạ Hồng Thanh bình tĩnh nắm chắc tay quay, hướng “chấm đen” trên màn hình vào đúng “góc chết” khoảng 60km rồi ra hiệu để sĩ quan điều khiển tên lửa bấm nút.
Quả tên lửa xé gió lao vào không trung, nhưng ngay lập tức, các trắc thủ vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra thêm một tín hiệu lạ cũng đang hướng thẳng xuống đài điều khiển, rồi một tên lửa lao đến, làm đồng chí phiên dịch viên của Tiểu đoàn hy sinh, còn 3 trắc thủ đều bị thương. Riêng Đỗ Danh Gia bị trúng mảnh tên lửa Shrike ở bụng, trên đầu và đặc biệt cánh tay phải bị thương nặng.
Những tháng ngày nằm điều dưỡng trong bệnh viện, ông trăn trở nhiều đêm về trận đánh này và tìm ra cách đánh chặn tên lửa Shrike của địch. Qua nghiên cứu và được Quân chủng tập huấn thì cách đánh của loại tên lửa này là: Khi bộ đội ta phát tín hiệu dò tìm và bấm nút phóng tên lửa thì máy bay của địch cũng đồng thời phóng tên lửa Shrike. Chúng sẽ dùng chính năng lượng sóng của ta để đánh xuống trận địa, nếu tên lửa phóng chậm hơn thì sẽ bị đánh trúng.
Từ đó, Đỗ Danh Gia rút ra kết luận: Khi ta phát hiện và nhấn nút phóng tên lửa trước, ngay sau đó sĩ quan điều khiển tên lửa sẽ tắt ăng ten, rút tay quay khiến tên lửa của địch bay ra ngoài, ta sẽ tránh được tổn thất. Phương pháp này sau đó đã được các đơn vị tên lửa của Quân chủng Phòng không-Không quân áp dụng, mang lại hiệu quả tích cực khi diệt được máy bay Mỹ và tránh được tên lửa Shrike của địch lao vào trận địa.
Ông cha ta đánh giặc: Tìm ra cách đánh tên lửa Shrike (qdnd.vn)
- Hình như sau đó Mỹ có cải tiến thêm là nếu mất tín hiệu rada từ đài phát của bộ đội tên lửa thì tên lửa shrike vẫn tiếp tục đi tiếp theo quán tính và tòa độ mà nó đã ghi nhận trước đó.
Маруся идет в школу
- Hình như sau đó Mỹ có cải tiến thêm là nếu mất tín hiệu rada từ đài phát của bộ đội tên lửa thì tên lửa shrike vẫn tiếp tục đi tiếp theo quán tính và tòa độ mà nó đã ghi nhận trước đó.
Ngày xưa hay nhặt được rất nhiều dây giấy bạc mà Mỹ thả từ máy bay xuống Cụ ạ ..hình như để gây nhiễu rada thì phải
- Hình như sau đó Mỹ có cải tiến thêm là nếu mất tín hiệu rada từ đài phát của bộ đội tên lửa thì tên lửa shrike vẫn tiếp tục đi tiếp theo quán tính và tòa độ mà nó đã ghi nhận trước đó.
Ngày xưa hay nhặt được rất nhiều dây giấy bạc mà Mỹ thả từ máy bay xuống Cụ ạ ..hình như để gây nhiễu rada thì phải
Đúng rồi Cụ, dùng để gây nhiễu
Маруся идет в школу
Ngày xưa, vào đợt chống Chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam, rất nhiều các sợi giấy bạc đã được thả mỗi lần máy bay Mỹ bay vào, để gây nhiễu radar của Việt Nam. Nhiều lần còn nhặt được từng búi nguyên còn chưa bung, nhưng quả thật hồi đó cũng không nghĩ ra được trò chơi gì với chúng.
Về tên lửa Shrike. Tên lửa này của Mỹ đã gây hại nhiều cho các đài radar dẫn hướng của ta, không chỉ của bộ đội tên lửa, mà cả của bộ đội cao xạ. Thời gian cuối, pháo cao xạ 100 ly của ta cũng được dẫn bắn bằng radar. Nghe nói, kinh nghiệm của các kíp trắc thủ radar là bất ngờ quay búp sóng sang hướng khác, rồi đột ngột tắt tín hiệu radar thì Shrike mất hướng, đâm chệch khỏi vị trí đài radar. Nhưng hình như sau đó, Mỹ có cải tiến, thêm vào đầu dẫn truyền hình, ghi nhớ ảnh vị trí radar nên có tắt tín hiệu radar, tên lửa vẫn giữ được đường bay tới mục tiêu đã định. Đó là những gì em hóng được. Bộ đội ta đã hóa giải được chưa, hóa giải ra sao, em ming là có. Giải pháp nào thì cứ giữ kín như bí kíp đánh B-52 cũng được.
Các cụ nhà ta oánh nhau theo kiểu nhà nghèo nên phải tìm mọi cách bảo tồn trang thiết bị.
- Hình như sau đó Mỹ có cải tiến thêm là nếu mất tín hiệu rada từ đài phát của bộ đội tên lửa thì tên lửa shrike vẫn tiếp tục đi tiếp theo quán tính và tòa độ mà nó đã ghi nhận trước đó.
Tên lửa thời đầu cũng thô sơ thôi bám chùm theo búp sóng nên mất tín hiệu là mất điều khiển. Loại ra sau thì bay theo quán tính khi mất điều khiển nên bước sau bộ đội ta khi phát hiện ra phải làm động tác quay ăng ten sang hướng khác xong mới tắt cao áp.
- Hình như sau đó Mỹ có cải tiến thêm là nếu mất tín hiệu rada từ đài phát của bộ đội tên lửa thì tên lửa shrike vẫn tiếp tục đi tiếp theo quán tính và tòa độ mà nó đã ghi nhận trước đó.
Ngày xưa hay nhặt được rất nhiều dây giấy bạc mà Mỹ thả từ máy bay xuống Cụ ạ ..hình như để gây nhiễu rada thì phải
Gọi là nhiễu tiêu cực. Khi B52 đánh HN máy bay F4 sẽ bay rải thành hành lang nhiễu che chắn cho hành lang bay của B52.
Còn nhiều bài lắm:
+ Bình thường cánh antena của radar cảnh giới phát/thu sóng quay 360 độ (quanh trụ) là 1 phút, các cụ cho quay vẫn 1 phút nhưng chỉ phát sóng 20' sau đó ngắt chục giây, rồi lại phát sóng. Tóm lại phát/thu sóng gián đoạn.
+ Một trân địa tên lửa vào trực chiến, thời đó các thiết bị điện tử vẫn là đèn điện tử chân không (cathode) loại chân tăm, nếu trạng thái bình thường thì cấp điện thế một chiều (DC) nung sợi đốt của đèn chân không giảm 1/2 (khoảng 1/2 của 6V3). Khi nào vào cấp 1 sẵn sàng chiến đấu thì nâng đủ 6,3V. Còn các đèn cao áp phát sóng cũng vậy, tình trạng khẩn cấp là ngắt cao áp để không phát sóng radar và quay hương antena như cu nêu trong bài...