Chính sách mới có h...
 
Notifications
Clear all

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024.

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
19 Lượt xem
quangsot
(@quangsot-2-2-2-2-2-2-2-2-2-2-2-2-2-2)
Trung niên
Cú nhóm giường bệnh
Được ưa thích
Khá giả rank 1
Tài sản: 135165.32
Tham gia: 2 năm trước
Bài viết: 6753
Topic starter  
wpf-cross-image

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024 bao gồm:

1. Bỏ hình thức giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình từ 15/11/2024

Từ ngày 15/11/2024, Thông tư 46/2024/TT-BCA đã bãi bỏ hình thức giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình, tuy nhiên đây không được xem là hành vi bị nghiêm cấm.

Do đó, người dân vẫn được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát quá trình làm việc của CSGT nhưng phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động của CSGT đang thực thi công vụ và các điều kiện khác ví dụ như:

- Không được vào khu vực thực thi công vụ.

Khu vực thực thi công vụ là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự.

- Không được sử dụng các hình ảnh, video đã quay được để đăng lên mạng xã hội nhằm xúc phạm CSGT;…

2. Từ 15/11/2024, phạm nhân được trả tiền công lao động dựa trên kết quả xếp loại

Cụ thể theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 118/2024/NĐ-CP, 10% của tổng số tiền thu được từ kết quả lao động của các phạm sau khi trừ các chi phí hợp lý sẽ được dùng để trả tiền công cho chính phạm nhân đó.

Trong đó, phạm nhân tham gia lao động được xếp loại tốt trong quý sẽ được hưởng 100% định mức, loại khá được hưởng 90%, loại trung bình được hưởng 80% và cuối cùng loại kém được hưởng 50%.

Còn hiện nay theo điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 133/2020/NĐ-CP  thì vẫn trích 10% để chi trả một phần công lao động cho phạm nhân lao động trực tiếp, tuy nhiên mức hưởng sẽ không phụ thuộc vào kết quả xếp loại quý như quy định mới.

3. Ban hành các Thông tư mới về lãi suất tiền gửi ngân hàng từ 20/11/2024

Trong ngày 30/9/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành 3 Thông tư về lãi suất tiền gửi tại ngân hàng sau:

Thông tư 46/2024/TT-NHNN áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư 47/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 04/2022/TT-NHNN áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư 48/2024/TT-NHNN áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong đó, đáng chú ý là lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại ngân hàng sẽ không vượt quá lãi suất tối đa với tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 01 tháng, có kỳ hạn từ 01 - dưới 06 tháng trong từng thời kỳ và từng loại hình tổ chức tín dụng.

Hiện nay, theo Quyết định 1124/QĐ-NHNN năm 2023 thì lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại ngân hàng như sau:

- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.

- Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô là 5,25%/năm.

4. Chính sách hỗ trợ hợp tác xã từ ngày 01/11/2024

Từ ngày 01/11/2024, Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã 2023 bắt đầu có hiệu lực. Trong đó quy định các chính sách hỗ trợ hợp tác xã bao gồm:

- Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

- Chính sách hỗ trợ thông tin

- Chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn

- Chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả

- Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

- Chính sách hỗ trợ tiếp cận và nghiên cứu thị trường

- Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị

- Chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

- Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro

5. Nhiều chính sách với viên chức có hiệu lực từ tháng 11/2024

05 chính sách mới với viên chức có hiệu lực từ tháng 11/2024

1. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I và hạng II từ ngày 01/11/2024

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 09/2024/TT-BTP ngày 06/9/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý, có hiệu lực từ ngày 01/11/2024.

Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I và hạng II như sau:

* Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I

Viên chức trợ giúp viên pháp lý đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II và đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BTP.

- Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).

* Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II

Viên chức trợ giúp viên pháp lý đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng III và đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTP.

- Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).

2. Hướng dẫn xếp lương với viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT ngày 18/9/2024 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập, có hiệu lực từ ngày 18/9/2024.

Theo đó, việc xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập được thực hiện như sau:

- Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh quy định tại Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương viên chức tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng III (mã số V.07.07.24) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

+ Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng II (mã số V.07.07.23) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

+ Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng I (mã số V.07.07.22) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

- Việc chuyển xếp lương đối với viên chức tư vấn học sinh khi được thăng hạng chức danh nghề nghiệp và trường hợp khi tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức danh viên chức tư vấn học sinh đang là công chức, viên chức chuyên ngành khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông từ ngày 07/11/2024

Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tại Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, có hiệu lực từ ngày 07/11/2024.

Đơn cử, tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I (Mã số: V.11.01.01) như sau:

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, Mã số: V.11.01.02.

- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II không liên tục thì được cộng dồn);

- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.

4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I, hạng II và hạng III

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTP ngày 24/10/2024 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực từ ngày 08/11/2024.

Theo đó, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I, hạng II và hạng III như sau:

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I:

- Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có năng lực về tổ chức, xây dựng nội dung và thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, giải trình để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP.

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II:

- Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, giải trình để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP.

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III:

- Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản phù hợp với nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP;

- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP.

5. Tiêu chuẩn, điều kiện chung về xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm

Đây là nội dung tại Thông tư 11/2024/TT-BTP ngày 24/9/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực từ ngày 08/11/2024.

Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện chung về xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

- Đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm.

- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Trung tâm Đăng ký về việc tham dự kỳ xét thăng hạng trong trường hợp viên chức tại Trung tâm Đăng ký đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp vượt quá số lượng hoặc vượt quá cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp quy định tại Đề án vị trí việc làm của Trung tâm Đăng ký đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong trường hợp xét theo nhu cầu của Trung tâm Đăng ký.

- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chung khác theo quy định liên quan của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

6. Nhiều chính sách về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2024

Cách xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Ngày 18/9/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập. Trong đó, việc xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập được thực hiện như sau:

- Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh quy định tại Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương viên chức tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang,cụ thể như sau: 

+ Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng III (mã số V.07.07.24) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; 

+ Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng II (mã số V.07.07.23) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

+ Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng I (mã số V.07.07.22) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. 

- Việc chuyển xếp lương đối với viên chức tư vấn học sinh khi được thăng hạng chức danh nghề nghiệp và trường hợp khi tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức danh viên chức tư vấn học sinh đang là công chức, viên chức chuyên ngành khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2007/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 04/11/2024

Thủ tục công nhận bằng cử nhân do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Ngày 04/10/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2761/QĐ-BGDĐT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, lĩnh vực Hệ thống văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, thủ tục công nhận bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam được thực hiện như sau:

- Người đề nghị công nhận văn bằng cung cấp các thông tin về văn bằng theo Phiếu đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp quy định tại Phụ lục I Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam và tải hồ sơ lên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng) và thực hiện thanh toán lệ phí theo quy định.

+ Trường hợp người đề nghị công nhận văn bằng có thông tin, minh chứng để xác thực trực tiếp từ cơ sở giáo dục cấp bằng hoặc cơ quan có thẩm quyền xác thực thì cung cấp thông tin, minh chứng để xác thực trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng đồng thời tải lên Cổng Dịch vụ công trực tuyến: bản quét (scan) các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b mục 3.1 (không cần chứng thực bản sao điện tử từ bản chính); chứng thực bản sao điện tử từ bản chính các thành phần hồ sơ quy định tại điểm c, điểm d mục 3.1;

+ Trường hợp người đề nghị công nhận văn bằng không có thông tin, minh chứng để xác thực trực tiếp thì thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính các hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c và d mục 3.1, kèm theo văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu đơn vị xác thực yêu cầu) và tải lên Cổng Dịch vụ công trực tuyến;

+ Trường hợp không tải hồ sơ lên Cổng Dịch vụ công trực tuyến, người đề nghị công nhận văn bằng nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng các hồ sơ quy định tại mục 3.1.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị công nhận văn bằng. Trường hợp cần xác minh thông tin về văn bằng từ cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc đơn vị xác thực nước ngoài, thời hạn trả kết quả công nhận văn bằng không vượt quá 45 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ công nhận văn bằng.

- Kết quả công nhận văn bằng được ghi trên giấy công nhận. Trường hợp văn bằng không đủ điều kiện công nhận hoặc quá thời hạn quy định mà không đủ căn cứ xác minh thông tin về văn bằng, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng phải trả lời bằng văn bản hoặc thư điện tử cho người đề nghị công nhận văn bằng. Trường hợp không xác định được mức độ tương đương của văn bằng với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng cung cấp thông tin và công nhận giá trị của văn bằng theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính.

Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 2761/QĐ-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 02/11/2024.

Siết chặt quản lý liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài

Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Hiện hành tại Điều 6 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng liên kết giáo dục như sau:

Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định trên như sau:

- Đối tượng liên kết giáo dục

- Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

- Bên nước ngoài:

+ Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục;

+ Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục.

Xem chi tiết nội dung tại Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.

Điều kiện thành lập nhóm trẻ độc lập từ ngày 20/11/2024

Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.

Theo đó, điều kiện thành lập nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập công lập hoặc cho phép thành lập nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non độc lập)

- Có địa điểm, cơ sở vật chất tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có kế hoạch giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.

- Quy mô của nhóm, lớp trong cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trên đây là các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024.

Đọc bài gốc tại đây.


   
Trích dẫn
Chia sẻ:

Phòng khi bạn bỏ lỡ