Trung thu, hay còn gọi là Tết Trung thu, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và phổ biến nhất tại Việt Nam. Lễ hội này diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, khi mặt trăng tròn và sáng nhất. Trung thu không chỉ là dịp để trẻ em vui chơi, mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa và tâm linh sâu sắc.
Nguồn gốc của Trung thu tại Việt Nam có nhiều truyền thuyết và câu chuyện khác nhau. Một trong những câu chuyện phổ biến nhất là về chú Cuội và chị Hằng. Theo truyền thuyết, chú Cuội là một người nông dân tốt bụng, sống cùng cây đa thần kỳ. Một ngày nọ, chú Cuội vô tình bay lên cung trăng cùng cây đa và từ đó không thể trở về. Chị Hằng, hay Hằng Nga, là một nữ thần sống trên cung trăng. Vào đêm Trung thu, trẻ em thường rước đèn và ngắm trăng, ngắm chú Cuội và chị Hằng.
Trung thu tại Việt Nam không chỉ là dịp để trẻ em vui chơi mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa và tâm linh. Đây là dịp để gia đình sum họp, cùng nhau thưởng thức bánh trung thu và ngắm trăng. Bánh trung thu, thường có hình tròn hoặc vuông, tượng trưng cho sự đoàn viên và hạnh phúc. Bên trong bánh thường có nhân đậu xanh, hạt sen, trứng muối, hoặc các loại nhân khác, tùy theo vùng miền và sở thích của từng gia đình.
Ngoài bánh trung thu, đèn lồng cũng là một phần không thể thiếu của lễ hội Trung thu. Trẻ em thường rước đèn lồng, tham gia các trò chơi dân gian và múa lân. Đèn lồng có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, từ đèn lồng hình ngôi sao, cá chép, đến các hình thù ngộ nghĩnh khác. Đèn lồng không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ em mà còn tượng trưng cho ánh sáng và hy vọng.
Trung thu còn là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến trẻ em. Các bậc cha mẹ thường mua quà, bánh trung thu và đèn lồng cho con cái. Nhiều nơi còn tổ chức các chương trình văn nghệ, múa lân, và các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. Đây cũng là dịp để các tổ chức từ thiện, đoàn thể xã hội tổ chức các hoạt động giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mang lại niềm vui và hy vọng cho các em.
Ngoài ra, Trung thu còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Theo quan niệm dân gian, đêm Trung thu là thời điểm mà mặt trăng sáng nhất và gần gũi nhất với con người. Người ta tin rằng, vào đêm này, các vị thần tiên sẽ xuống trần gian, mang lại may mắn và bình an cho mọi người. Vì vậy, nhiều gia đình thường làm mâm cỗ cúng trăng, cầu mong cho gia đình hạnh phúc, con cái khỏe mạnh và học giỏi.
Trung thu cũng là dịp để người lớn ôn lại kỷ niệm tuổi thơ, nhớ về những ngày tháng vui chơi dưới ánh trăng cùng bạn bè. Đối với nhiều người, Trung thu không chỉ là một lễ hội mà còn là một phần ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ. Những chiếc đèn lồng, những chiếc bánh trung thu, những trò chơi dân gian đã trở thành biểu tượng của một thời tuổi thơ hồn nhiên và vui tươi.
Trong thời đại hiện đại, Trung thu vẫn giữ được những giá trị truyền thống, nhưng cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nhiều gia đình hiện nay không còn tự làm bánh trung thu mà mua sẵn từ các cửa hàng. Đèn lồng cũng được sản xuất công nghiệp với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, tinh thần của lễ hội Trung thu vẫn không thay đổi, đó là dịp để gia đình sum họp, trẻ em vui chơi và mọi người cùng nhau ngắm trăng.
Tóm lại, Trung thu là một lễ hội truyền thống quan trọng và ý nghĩa tại Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để trẻ em vui chơi mà còn là dịp để gia đình sum họp, thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến nhau. Trung thu còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là dịp để mọi người cầu mong may mắn và bình an. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần và ý nghĩa của lễ hội Trung thu vẫn luôn được giữ gìn và phát huy.
Bác Hồ đã viết nhiều lá thư gửi các cháu thiếu nhi nhân dịp Trung thu qua các năm. Dưới đây là một số lá thư nổi bật:
1. Thư Trung thu năm 1941:
Trong bối cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ, Bác Hồ đã viết thư gửi các cháu thiếu nhi, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập và đoàn kết để góp phần vào công cuộc đấu tranh giành độc lập:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng…
2. Thư Trung thu năm 1945:
Với niềm mong mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập còn rất non trẻ của đất nước, Trung thu năm 1945, Bác viết:
“Bác mong các cháu “cho ngoan”,
Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc-Hồng
Sao cho nổi tiếng Tiên-Rồng
Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam” (4)
3. Thư Trung thu năm 1946:
Sau khi đất nước giành được độc lập, Bác Hồ gửi thư động viên các cháu thiếu nhi, mong muốn các cháu chăm ngoan, học giỏi để góp phần xây dựng đất nước:
Bác mong các cháu chăm ngoan
Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng
Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng
Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam
4. Thư Trung thu năm 1951:
Trong bối cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ gửi thư nhắn nhủ các cháu thiếu nhi về trách nhiệm và vai trò của mình trong tương lai:
Ngày nay, các cháu là nhi đồng
Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới
Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh.
5. Thư Trung thu năm 1952:
Hoàn cảnh lịch sử ra đời lá thư này rất đặc biệt. Năm 1952, đất nước Việt Nam đang trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Mặc dù bận rộn với công việc lãnh đạo cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Lá thư này không chỉ thể hiện tình cảm sâu sắc của Bác đối với các cháu mà còn là lời động viên, khích lệ các cháu cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành những công dân tốt, góp phần vào công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
Tính các cháu ngoan ngoãn
Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh
6. Thư Trung thu năm 1953:
Trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn tiếp diễn, Bác Hồ gửi thư động viên các cháu thiếu nhi, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện:
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương
Hồi nhỏ, nhà em ở khu tập thể, mỗi dịp trung thu là lại náo nức. Trước đó khoảng 1 tháng, mấy cô phụ trách và các chị lớn sẽ tập hợp bọn trẻ con cả khu lại, tối tối ra sân nhà trẻ luyện tập múa hát để biểu diễn vào đêm rằm. Các cô sẽ chọn một vài bài hát để bọn tập vừa múa vừa hát, mà giờ em chỉ nhớ được mấy bài là Ánh trăng hòa bình, Tập tầm vông và Rước đèn ông sao, và mấy động tác múa. Có cả con trai, con gái cùng tập, thường ghép thành từng đôi, có động tác cầm tay mà còn xấu hổ
Hồi đó đúng là thiếu thốn đủ thứ. Để chuẩn bị phục trang biểu diễn (gọi thế cho oai), các cô phải chạy mượn khắp nơi các khăn vuông, khăn voan, khăn bông bay,... để quấn làm váy hay kết nơ đeo cho bọn con gái, cắt hoa giấy, uốn cong các cánh, xếp chồng mấy lớp làm hoa đeo tay. Đồ của bọn con trai thì em ko để ý nên ko nhớ. Đến hôm rằm, mẹ nấu cơm sớm. Ăn xong là xúng xính đội mũ công chúa, mũ này làm bằng cuộn phim nhuộm màu, cắt tỉa các hình con bướm, bông hoa,... rồi đính lại, mẹ tô cho chút son, thế là môi lại doe ra, ko dám ngậm miệng sợ trôi mất son :), rồi lên hội trường để các cô chuẩn bị cho. Vào chương trinh, trên sân khấu các con múa hát nhiệt tình, bố mẹ là khán giả cũng cổ vũ nhiệt tình. Sau đó đương nhiên là màn phá cỗ. Cũng chẳng có gì nhiều, nhưng cũng có đủ chuối, bưởi, hồng ngâm, bánh nướng, bánh dẻo, đèn ông sao và nhất là một chú chó bưởi ngon mắt
Trung thu xưa náo nức, nhớ lại vẫn thấy bồi hồi. Còn bọn trẻ ngày nay chẳng mấy mặn mà với những dịp như thế này nữa.
Sáng tai họ, điếc tai cày
Thứ quà ko thể thiếu của trung thu, mùa thu.
Mùa thu, ngóng mẹ đi chợ mua cho quả thị vàng ươm, vui sướng lắm. Lục đống len rối lấy được ít sợi để tết túi đựng thị, xách tòn ten chơi cùng chúng bạn cho bằng chị bằng em, lúc lúc lại hít hà. Được vài hôm thị nẫu, đem ra xoa xoa nặn nặn, vỏ thị nứt ra, hé ra ít ruột vàng óng ánh ứa nước, đưa lên miệng, hơi chát xíu, nhưng vẫn rất ngon. Hết nạc vạc đến xương. Còn mấy hột thị sau khi bị gặm triệt để thì đem ra cạo sạch lớp vỏ nâu nâu, lộ ra cái lõi trắng như viên sỏi nhỏ. Và lại gặm, cũng chẳng còn nhớ có mút mát được chút gì ko, nhưng cái chỗ mầm hạt thì nó mềm mềm, giòn giòn
Sáng tai họ, điếc tai cày
Trung thu, rước đèn ông sao lấp lánh, nhưng lũ trẻ vẫn còn một thứ "đèn, nến" lung linh ko kém. Đó là đốt xâu hạt bưởi.
Từ đầu mùa, mỗi khi nhà có bưởi ăn (cũng ít khi thôi, vì phải mua hoặc được cho, chứ nhà ko có cây, có vườn) là mấy đứa trẻ lại có ý thức thu gom những hạt bưởi lại. Thứ bưởi ta, quả nhỏ, chua chua the the, khá nhiều hạt, cũng may thời đó chưa có nhiều kỹ thuật lai tạo để ra giống bưởi không hạt như bây giờ. Hạt bưởi được bọn trẻ tỉ mẩn bóc bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, rồi lớp vỏ lụa bên trong, khéo léo tách đôi nhân hạt (chính là hai cái lá mầm chứa đầy dinh dưỡng nuôi cây non khi mới nảy mầm) rồi đem xâu vào một dây đồng, dây thép mảnh, hoặc đơn giản là một sợi chỉ bằng một cái kim khâu. Chuỗi hạt sẽ được đem phơi khô, hoặc hong trên gác bếp. Đứa nào cũng cố có được một vài chuỗi để dành đốt vào đêm rằm tháng Tám. Hạt bưởi chứa tinh dầu, cháy chậm, từng chuỗi ánh sáng lấp lánh với những tia lửa li ti, như sáng bừng lên những khuôn mặt trẻ hồn nhiên, những tiếng reo cười rộn rã đêm trung thu, rộn rã cả tuổi thơ.
Nói thêm về cây bưởi, quả là một món quà quý thiên nhiên ban tặng cho con người. Cây bưởi thật là hữu ích, bộ phận nào cũng có thể dùng như một vị thuốc dân gian. Hoa bưởi để ướp hương, thứ hương đằm thắm, nồng nàn, bí kíp của các bà, các mẹ cho những món ăn thêm hấp dẫn. Gai bưởi dùng nhể ốc luộc, làm tăm, lá vò nát cũng cho vào nồi ốc hoặc đun nước gội đầu, nấu nước xông. Quả để ăn, đương nhiên rồi, một thứ quả dễ ăn, nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hạt tươi nguyên vỏ cho vào cốc, thêm ít nước nóng quấy cho hết cái nhớt bao ngoài hạt, vớt hạt ra, thêm chút đường là có một thứ đồ uống chống táo bón, tốt cho người tiểu đường. Hạt bóc vỏ phơi khô để đốt đèn chơi, nhưng cái than hạt bưởi đó đem tán mịn, rắc lên trị bệnh chốc đầu cho trẻ em. Cùi bưởi dùng để nấu chè, thứ chè sánh dẻo, hòa quyện vị ngọt mát của đường thốt nốt, béo béo ngậy ngậy của nước cốt dừa, miếng cùi bưởi giòn sần sật với vị bùi bùi của đỗ xanh, cuối cùng, tráng miệng bằng chén nước lá nếp thơm, quả là một món quà truyền thống, thưởng thức một lần mà nhớ mãi. Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu, có thể làm mứt, làm thuốc ho, đun nước tắm gội, hoặc đem đốt xông cho người đau bụng do cảm lạnh,... Và còn vô vàn công dụng, cách dùng khác của cây bưởi mà nhân dân đã đúc kết qua thời gian.
Sáng tai họ, điếc tai cày
Trung thu, rước đèn ông sao lấp lánh, nhưng lũ trẻ vẫn còn một thứ "đèn, nến" lung linh ko kém. Đó là đốt xâu hạt bưởi.
Em cũng dạy đội trẻ con cái này nhưng giờ đâu cũng đèn điện sáng choang, đốt lên thấy không lung linh như xưa nữa.
Trung thu, rước đèn ông sao lấp lánh, nhưng lũ trẻ vẫn còn một thứ "đèn, nến" lung linh ko kém. Đó là đốt xâu hạt bưởi.
Em cũng dạy đội trẻ con cái này nhưng giờ đâu cũng đèn điện sáng choang, đốt lên thấy không lung linh như xưa nữa.
Trăng sao ngày xưa cũng sáng hơn trăng sao bây giờ. Giờ muốn thấy trăng rằm vằng vặc giữa bầu trời cao trong vắt, rải ánh sáng bàng bạc xuống mọi cảnh vật, có thể phóng tầm mắt ra xa bốn bề, có lẽ phải đến những vùng sâu, xa xôi, nơi mà cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển.
Có một thứ nguồn sáng nữa, đó là đom đóm. Đêm xuống, đom đóm từ đâu bay ra, một vài con, rồi cả đàn. Cái ánh sáng xanh hấp dẫn, ma mị rập rờn trên những vạt lúa, lẩn khuất vào các bụi cây cỏ. Dưới mặt đất, ấu trùng đom đóm cũng phát ra ánh sáng. Rình rình bắt lấy những con đậu xuống bụi cỏ, lật ngửa trên lòng bàn tay để khám phá những đốt sáng trên bụng, rồi nhốt vào lọ penicillin, tội nghiệp mấy chú đom đóm xấu số!
Sáng tai họ, điếc tai cày
Trong sách Việt Nam phong tục, tác giả Phan Kế Bính viết:
Tết Trung Thu - Rằm tháng 8 là Têt Trung thu. Tết này ta thường gọi là Tết trẻ con, nhưng có nhà tốn phí nhiều lắm.
Ba ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màụ các sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phô' thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp.
Đồ trẻ con chơi trong Tết này toàn là các thứ bồi bằng giấy, như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng hươu, tôm cá, bươm bưổm, bọ ngựa, cho chí cành hoa, giàn mướp, đèn cù, đèn xẻ rãnh, đình chùa, ông nghè đất, con thiềm thừ .v.v... Có nhà một vụ Tết, bán các đồ ấy được tới một vài trăm bạc. Mưòi năm nay họ lại chế ra đồ chơi bằng sắt tây cũng tranh được mối lợi của trẻ con ít nhiều.
Trẻ con tối hôm ấy, dắt díu nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy vô, đám thì kéo co, đám thì bắt cái hồ khoan, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh váng cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ.
Lại nơi nọ hát trống quân, nơi kia hát trống quít, tổng chi gọi là cách Trung thu thưởng nguyệt.
Tục treo đèn bày cỗ, chắc do ở điển vua Đường Minh Hoàng. Hôm ấy là ngày sinh nhật vua Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn, bày tiệc ăn mừng, rồi ta cũng theo mà thành tục.
Tục rước đèn thì do tự đời nhà Tống. Vì tục truyền rằng: trong đời vua Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên là con gái mà đi hại người. Bấy giờ ông Bao Công mới sức cho dân gian làm đèn con cá giống như hình nó mà đem rong chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người nữa. Lời ấy huyền hoặc lắm, vị tất đã thật.
Tục hát trống quân thì do từ đời Nguyễn Huệ bên ta mới bày ra. Nguyên khi ông đem,quân ra Bắc, quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái hát đối đáp với nhau, để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân.
Sáng tai họ, điếc tai cày
"Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp." - Việt Nam phong tục
Bày hoa tỉa đu đủ tiết Trung thu - sách Kỹ thuật người An Nam (Technique du peuple Annamite) của Henri Orge thực hiện năm 1908-1909
Không biết tự bao giờ, những người Hà Nội 36 phố phường đã biết cách tỉa hoa đu đủ để bày cỗ và thưởng lãm cùng với những thú vui tao nhã khác như chơi Địa lan, chơi Thủy tiên …
Qua đó, ý nhị khoe khéo tài nữ công gia chánh của các cô gái phố hàng vừa đẹp người lại khéo cả nết. Từ những trái đu đủ xanh bình dị, qua đôi bàn tay tài hoa và khéo léo, chúng đã biến thành những bông hoa lung linh tuyệt sắc mang đậm nét văn hoá của người Hà Nội xưa.
Nghệ thuật này không hẳn là chỉ được thực hiện vào dịp cố định, nhưng thường thấy vào lễ Trung thu. Ko cần những dụng cụ cầu kỳ, chỉ với con dao bổ cau, cái kéo, phẩm màu cùng với nguyên liệu là các loại trái cây, mà được ưa chuộng nhất là đu đủ xanh. Trải qua bao nhiêu bước từ những lần nạo vỏ, chạm dao, tỉ mỉ cắt tỉa, chẻ cánh, ngâm phèn, nhuộm màu, uốn nắn từng chút một, các bà các cô đã có thể tỉa thành vô vàn kiểu hoa khác nhau để trang trí cho mâm cỗ Trung Thu cùng với chó/sư tử bưởi, hoặc những ngày thường sẽ dâng lên bàn thờ.
Sáng tai họ, điếc tai cày