Bộ tư lệnh đầu tiên của sư đoàn tại chiến trường Tây ninh năm 1965.
( Từ trái sang phải : Đ/c Hoàng Cầm - Tư lệnh, Lê Văn Tưởng - Chính uỷ, Hoàng Thế Thiện - Phó chính uỷ, Nguyễn văn Quảng - Chủ nhiệm chính trị )
Các tư lệnh sư đoàn 9
Đ/c Phạm Kim hy sinh khi thị sát trận Âm Leng - 1979
Các tư lệnh sư đoàn 9 (tiếp theo)
Những ngày đầu thành lập
C16 súng cối - thuộc Ebb2, F9 hành quân chiếm lĩnh trận địa trong chiến dịch Bình Giã ( 1965 )
Vượt thác Trị An sông Đồng Nai. E2, F9 đi chiến dịch Bình Giã 1965
C16, E2 chuẩn bị pháo kích sân bay Biên Hoà
Trung đoàn BB1 tấn công quân ngụy tại cánh đồng nước Bình Giã
các đơn vị của sư đoàn.
Trung đoàn bộ binh 1:
Trung đoàn BB 1 ( Q761 ) Đoàn Bình giã anh hùng được thành lập ngày 9/02/1962 tại Trảng Dài - Tây Ninh. Do đ/c Tăng Thiện Kim ( tức Hoàng Đình Chương ) làm E trưởng và đ/c Lê Văn Nhỏ ( tức Hai Lâm ) làm chính uỷ. Trung đoàn đã trải qua những chặng đường chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh. Càng đánh càng mạnh và trưởng thành, làm nên những chiến thắng vang dội như Bình giã, Bầu bàng...xây dựng nên truyền thống vẻ vang " Trung thành, dũng cảm, vượt mọi khó khăn, liên tục lập công, diệt nguỵ, thắng Mỹ ". Sau chiến thắng Bình giã, trung đoàn được Quân uỷ, Bộ tư lệnh Miền tặng danh hiệu vẻ vang " Đoàn Bình Giã ". Ngày 12/09/1975, trung đoàn được tăng danh hiệu " đơn vị anh hùng LLVTND ". Trung đoàn có 1 tiểu đoàn, 4 đại đội được tuyên dương danh hiệu AHLLVTND và 5 cán bộ chiến sỹ được tuyên dương anh hùng. Trung đoàn đã được thưởng 55 huân chương các loại ( 1 Huân chương quân công hạng nhất, 17 huân chương quân công hạng ba, 3 huân chương chiến công hạng nhất, 5 huân chương quân công hạng nhì, 8 huân chương chiến công hạng ba và 1 huân chương chiến công hạng ba trong thời kỳ đổi mới ) cùng nhiều cờ thưởng, bằng khen, giấy khen. Đoàn Bình giã anh hùng được Bộ Quốc phòng và quân đoàn chọn xây dựng trung đoàn điểm vững mạnh toàn diện từ năm 1993 đến nay.
Trung đoàn BB 2 :
Trung đoàn BB 2 ( Q762 ) được thành lập ngày 22/12/1961 tại Xuân Mai - Hà Tây do đ/c Nguyên Văn Công làm E trưởng và đ/c Nguyễn đăng Bảy ( Mai ) làm chính uỷ. Đây là đơn vị cấp trung đoàn đầu tiên biên chế đầy đủ được đưa vào chiến trường miền đông Nam bộ với truyền thống " Đi là chiến thắng, đánh là dứt điểm ", được tuyên dương 2 lần anh hùng LLVTND ( lần thứ nhất ngày 22/09/1973 và lần thứ 2 ngày 20/12/1979, qua nhiều năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, trung đoàn đã lập nhiều chiến công xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tham gia bảo vệ tổ quốc ở BGTN và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả trên đất nước CPC anh em. Từ trận đánh tiêu diệt chi khu quân sự Đồng Xoài năm 1965, Trung đoàn 2 được vinh dự mang tên " Đoàn Đồng Xoài ".
Trung đoàn có 4 tập thể, 4 cán bộ chiến sỹ được tuyên dương anh hùng LLVTND. Trong đó có anh hùng liệt sỹ Trừ Văn Thố lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Anh hùng Tạ Quang Tỷ đã dược đồng đội khâm phục, yêu mến tặng danh hiệu : " Đại đội trưởng chặn đầu, Đại đội trưởng khóa đuôi, Đại đội trưởng đột phá "
Trung đoàn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong chiến đấu, huấn luyện và xây dựng. Trung đoàn được tặng 5 huân chương quân công hạng nhì, 18 huân chương quân công hạng ba, 4 huân chương chiến công hạng nhất, 1 huân chương chiến công hạng nhì trong thời kỳ đổi mới và nhiều cờ thưởng, bằng khen, giấy khen khác.
Trung đoàn BB 3 :
Tiền thân trung đoàn 3 ( Q763 ) là những đơn vị vũ trang tập trung được hình thành từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ( QK8, QK9 ) lên chiến trường miền đông Nam bộ năm 1964, do đ/ c Võ Minh Như ( Chín Hiền ) làm trung đoàn trưởng và đ/c Lê Thanh làm chính uỷ. Đây là 1 trong 3 E bộ binh ( Q761, Q762, Q763 ) nòng cốt phát triển thành sư đoàn 9 ( Công trường 9 ) khối chủ lực Miền ( B2 ) và Quân đoàn 4 sau này.
Trong đội hình sư đoàn 9 anh hùng, trung đoàn 3 đã tham gia và hoàn thành xuất sắc trong các chiến dịch Phước Long, Đất Cuốc, Bầu bàng, Dầu tiếng, Cần Lê, Nhà Đỏ - Bông Trang, Gian xơn - City... Do yêu cầu nhiệm vụ, Quân ủy và Bộ TL Miền quyết định điều động trung đoàn 3 ( Đoàn Lộc ninh ) trở về lại chiến trường đồng bằng và điều trung đoàn 88 về đội hình sư đoàn 9 nhưng sau đó chuyển thành trung đoàn độc lập trực thuộc BTL Miền. Trung đoàn 95C ( sư 325C ) được biên chế về sư đoàn 9 và đổi phiên hiệu thành trung đoàn BB 3.
Tháng 4/1972 trong chiến dịch Nguyễn Huệ, Trung đoàn 3 đã lập công xuất sắc, lần đầu tiên một trung đoàn Quân giải phóng tiêu diệt gọn một trung đoàn thiết giáp địch và 2 tiểu đoàn bộ binh, bắt 96 xe tăng, xe thiết giáp, thu 4 khẩu pháo, bắt 490 tên ( có tên trung đoàn trưởng xe thiết giáp ) tại mặt trận Hoa Lư. Từ thành tích đặc biệt này, trung đoàn được vinh dự mang tên " Đoàn Hoa Lư '. Với truyền thống : " Đoàn kết, anh dũng, tự lực tự cường, đi là chiến thắng, đánh là diệt gọn ", ngày 23/09/1973 trung đoàn được Chính phủ Cách mạng lầm thời CHMNVN tặng danh hiệu anh hùng LLVTND, được tặng 1 huân chương quân công hạng nhì, 17 huân chương quân công hạng ba, 3 huân chương chiến công hạng nhất, 4 lần được tặng cờ luân lưu " Quyết chiến, quyết thắng ", 1 cờ " trung đoàn đánh giỏi ". Trung đoàn có 2 đại đội và 2 đ/c được tăng danh hiêu AHLLVTND.
Trung đoàn pháo binh 42 :
Trung đoàn pháo binh 42 là một trong những trung đoàn pháo binh cơ giới tinh nhuệ, hiện đại của BTL Miền. Từ lúc mới hình thành, dầu những năm 60 với bí danh B6, U80, đoàn 69, đoàn 75, lực lượng pháo binh tuy còn nhỏ bé, chủ yếu là pháo mang vác nhưng đã hoàn thành nhiệm vụ là hỏa lực chủ yếu trongh tất cả các trận đánh lớn, các chiến dịch hiệp đồng binh chủng. Ngoài ra, trung đoàn còn thường xuyên đánh độc lập, đánh phá khống chế sân bay, kho tàng, hậu cứ, sở chỉ huy có giá trị chiến lược, chiến dịch của địch, đánh chìm tàu chiến, khống chế dài ngày các dòng sông huyết mạch như Lòng Tàu, Mê Kông. Đặc biệt là trận pháo kích sân bay Biên Hòa ngày 31/10/1964 với lối đánh độc lập, táo bạo, đọc đáo của lực lượng pháo binh đã gây thiệt hại lớn cho địch. Do yêu cầu nhiệm vụ, từ giữa năm 1974 trung đoàn pháo binh 42 ( thuộc đoàn pháo binh Biên Hòa ) được thành lập và biên chế trong đội hình sư đoàn 9 gồm 4 tiểu đoàn : Tiểu đoàn 22 pháo mặt đất, tiểu đoàn 24 pháo cao xạ phòng không, tiểu đoàn 4 pháo mặt đất xe kéo, tiểu đoàn 20 pháo cao xạ xe kéo. Đây là bước trưởng thành mới của sư đoàn, đặc biệt là sức mạnh hỏa lực và khả năng tác chiến hợp đồng binh chủng. Trung đoàn pháo binh 42 đã góp phần to lớn vào những chiến công vang dội của sư đoàn như : chiến dịch đường 14 Phước Long, đánh chiếm Chơn Thành. Trong chiến dịch HCM lịch sử, trung đoàn tham gia đánh dứt điểm sân bay Biên Hoà, tham gia tiến công, truy quét địch trong chiến tranh bảo vệ BGTN, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn CPC.
Với những thành tích đó, trung đoàn 42 có 2 tập thể được tăng danh hiệu anh hùng LLVTND ( tiểu đoàn 4 và đại đội 1 - D24 ) 1 huân chương quân công hạng ba. Đ/c Vi Văn Vinh được tăng danh hiệu anh hùng LLVTND.
Đến năm 1990, do yêu cầu tinh gọn, trung đoàn 42 đã giải thể còn lại 3 tiểu đoàn là D22 ĐKZ, D20 phòng không, D42 cối 100mm trực thuộc sư đoàn.
Lễ xuất quân chiến dịch Bình giã ( 1964 )
Phân đội 12.8mm của C18, E1 trong chiến dịch Bình Giã ( 1964 )
Anh hùng Tạ Quang Tỷ đang chỉ huy C1, D4, E2 diệt gọn chi đoàn xe bọc thép M113 trên đường số 2 trong chiến dịch Bình Giã.
Xe thiết giáp địch bị ta thu được trong chiến dịch Bình giã
Trung đội trưởng Nguyễn Cương, đại đội 2, D1, E1 luồn sâu bắt gọn ban chỉ huy địch tại căn cứ Bùi Chi ( Chiến dịch Bình giã 1964 )
Tóm tắt chiến dịch Bình Giã ( 02/12/1964 - 03/01/1965 ).
Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Quân ủy và BTL Miền, trực tiếp là Bộ chỉ huy chiến dịch Bình giã. Được sự giúp đỡ của lực luợng vũ trang và nhân dân địa phương, cùng với sự phối hợp chiến đấu của trung đoàn 2, trung đoàn 1 đã hoàn thành xuất sắc chức năng trung đoàn chủ lực, đánh những trận then chốt, quyết định. Trận Bình Giã ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 1227 tên có 6 tên Mỹ, 40 sỹ quan ngụy, bắt 113 tên, có 5 sỹ quan nguỵ, bắn rơi 25 máy bay ( 24 trực thăng, 1 khu trục ) bắn cháy 4 xe M113, thu 460 súng các loại và 70 máy thông tin.
Với thành tích đó, Trung đoàn 1 đã góp phần cùng quân và dân miền Nam đánh bại đội quân ngụy " xương sống " của chiến tranh Đặc biệt. Trung đoàn 1 được vinh dự mang tên " Đoàn Bình Giã " do Quân ủy và BTL Miền trao tặng.
Trung đoàn trưởng E2 Tạ Minh Khâm giao nhiệm vụ tiến công chi khu Đồng Xoài cho các đơn vị trong trung đoàn
Tiểu đoàn trưởng D5 E2 Nguyễn Cương cùng đơn vị hạ quyết tâm tiêu diệt chi khu quân sự Đồng xoài trên sa bàn
Chính ủy Trung đoàn 2 Nguyễn Văn Quảng động viên bộ đội tiểu đoàn 5, E2 trước giờ xuất kích đánh Đồng xoài
D trưởng D4 E2 Trương Văn Đàng cùng cán bộ chiến sỹ hạ quyết tâm trước trận đánh Đồng xoài
Lực lượng pháo cối hành quân vào chiếm dịch Đồng Xoài. Tháng 6/1965
Đại đội 18 súng phòng không 12.7mm với 2 cơ số đạn, 7 ngày lương ăn đang trên đường hành quân vào trận đánh Đồng Xoài.
Trung đoàn 1 vận động tiến công địch trong chiến dịch Đồng Xoài
Trận địa pháo của địch bị ta thu tại chi khu quân sự Đồng xoài.
Bộ đội trung đoàn 1 thu vũ khí của địch trong trận Đồng xoài
Sau những thắng lợi liên tiếp, ròn rã. Quân ủy và BTL Miền quyết định sát nhập các đơn vị lại để thành lập sư đoàn 9 ( ngày 2 tháng 9 năm 1965 ) nhằm tạo ra những đòn tiến công mạnh mẽ hơn nữa với đối tượng tác chiến mới : Lực lượng quân viễn chinh Mỹ.
Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ trong ngày thành lập Sư đoàn 9
Hình ảnh trong buổi lễ thành lập
Hình ảnh trong buổi lễ thành lập
Chiến sỹ đại đội 6 và đại đội 17 - E2 trong trận Cần Lê ngày 30.06.1966. Tiêu diệt 500 tên Mỹ nguỵ, pá hủy 43 xe cơ giới ( thuộc sư đoàn số 1- anh cả đỏ của Mỹ )
C17 E2 bí mật hành quân bao vây các cụm quân Mỹ tại Đồng Rùm ngày 19.03.1967 ( Ảnh chụp tại Trảng Dầu - Trảng Bàng - Tây Ninh )
Xe tăng địch bị trung đoàn 2 tiêu diệt tại trận Bàu Bàng
Triển khai công tác chuẩn bị chiến đấu cho các đơn vị trong tận Lai Khê. ( Trận đánh Mỹ đầu tiên của sư đoàn 9 )
Trinh sát sư đoàn bám mục tiêu tại Cần Đăm năm 1965
Pháo thủ DKZ Hà Minh Quang - Trung đoàn 2 lập nhiều chiến công trong trân Bàu bàng, Căm xe, Cần Đăm. Diệt 14 xe tăng
Đồng chí Bùi Văn Sử - Trung đoàn 1 ( bên phải ) dũng sỹ diệt xe cơ giới trong trận Bàu Bàng 2 đã diệt 1 M113, 1 lô cốt, 1 khẩu 106.7mm
Tổ thông tin PRC25 phục vụ đảm bảo thông tin trong chiến dịch đánh bai cuộc hành quân Gian Xơn City
Đại đội 16 trung đoàn 1 tiêu diệt 40 tên địch, bắt sống 23 tên thu 9 súng các loại ( ngày 17.05.1968 ).
Tiểu đoàn 4 trung đoàn 2 nhận cờ lệnh " xuống đường " năm 1968
Khẩu đội DKZ Nguyễn Văn Tuy D6 E2 phục kích trên sông Sài gòn ngày 17.05.1968
Một mũi tấn công của bộ đội sư đoàn 9 trên đường phố Sài Gòn trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân ( 1968 )
Chiến sỹ thông tin sư đoàn bám sát bộ đội trong chiến dịch Mậu Thân ( 1968 )
Khẩu đội DKZ thuộc trung đoàn 2 án ngữ cửa ngõ tây bắc Sài gòn trong chiến dịch Mậu Thân
Bộ đội tiểu đoàn 3 trung đoàn 1 vận động đánh địch tại tây Phú Lố ngày 05.09.1969 diệt 34 xe tăng và 2 xe bọc thép.
Tiểu đoàn vận tải sư đoàn 9 ( D29 - F9 ) dũng cảm chiến đấu tiêu diệt địch trên đường hành quân gặp địch phục kích năm 1969
Đội văn công sư đoàn bám sát bộ đội phục vụ tận chiến hào tại tỉnh Prây veng ( CPC ) năm 1969
Đêm 15 rạng ngày 16.05.1969, trung đoàn 3 vận động tiến công đẩy lùi 8 đợt phản công của địch tại bắc Bàu Trăm - lộ 4, Tây ninh
Các chiến sỹ trung đoàn 1 tiêu diêt địch tại thị xã Svây riêng ( CPC ) ngày 11.05.1970
Trân địa chốt của trung đoàn 2 ở Rùm Đuông, đường lộ 6 ( CPC ) tháng 10.1971
Bộ đôi sư đoàn 9 vượt qua cầu truy kích địch từ Kông pông Thơ mo đến Tăng Ca Săng ( 1970 - 1971 )
Tiểu đoàn vận tải sư đoàn 9 phục vụ bộ đội trong trận Bình Long
Đồng chí Vũ Xuân Sinh, xạ thủ 12.8mm thuộc đại đội 18 E1 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay địch trong chiến dịch Nguyễn Huệ - 1972
Chiến sỹ Nguyễn Văn Chức, sử dụng nhiều loại vũ khí, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch tại thị xã Bình Long
Tổ H12 của C19 diệt 37 tên, 1 hỏa tiễn trong trận Bình Long tháng 4/1972
Xác xe tăng địch bị tiêu diệt tại thị xã Bình Long
Đồng chí Lê Xuân Chơi, C6 E3 phục vụ tốt, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường dưới làn đạn địch. Diệt 5 tên, thu 1 súng đưa đồng đội về vị trí an toàn - Lộc tấn ngày 04.05.1972
Ngày 17 và 18 tháng 7 năm 1972. Đại đội 1, tiểu đoàn 4, trung đoàn 2 diệt máy bay có 5 chiếc rơi tại chỗ ( Ngã ba Thanh Bình - An Lộc )
Các chiến sỹ đại đội 7, tiểu đoàn 5, trung đoàn 2 cắm cờ trên nóc dinh quận trưởng Trị Tâm ( Dầu Tiếng ) lúc 9g ngày 13.03.1975
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Mùa xuân năm 1973, hiệp đinh Pari được ký kết, quân Mỹ xâm lược buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt nam. Cục diện mới đã xuất hiện, tương quan lực lương trên chiến trường thay đổi căn bản có lợi cho ta, đặc biệt là sau thất bại nặng nề buộc địch phải rút chạy khỏi Tây nguyên, một địa bàn chiến lược của chiến trường Đông dương. Thời cơ chiến lược giải phóng miền Nam xuất hiện. Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, sư đoàn 9 đã nổ súng tiến công và tiêu diệt chi khu quân sự quận lỵ Dầu Tiếng ( chi khu quân sự Trị Tâm ) ngày 13.03.1975, sau đó phát triển về quận lỵ Chơn Thành, mở rộng bàn đạp trên hướng Tây, tây bắc Sài gòn. Trong đội hình đoàn 232, sư đoàn 9 là lực lượng tiến công chủ yếu tiến về giải phóng Sài gòn trên hướng Tây Nam. 10g30 phút ngày 30.04.1975, chính trị viên đại đội Nguyễn Anh Tính, trung đội trưởng Trần Đức Quang cùng các chiến sỹ đại đội 12, tiểu đoàn 3, trung đoàn 1 cắm cờ giải phóng lên toàn nhà chính của trại Lê Văn Duyệt ( Biệt khu Thủ Đô ngụy ) bắt tướng Lâm Văn Phát - tư lệnh và nhiều sỹ quan nguỵ. Sau đó hợp quân cùng các cánh quân tiến về dinh Độc lập, sào huyệt cuối cùng của chế độ tay sai bán nước.
Đồng chí Lê Tấn Cẩm, trung đoàn trưởng trung đoàn 2 đọc lệnh tấn công trong chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 26.04.1975 tại ngã ba Bà Sẩm - Tà Nôi - Trảng Bàng.